#Khởi động từ
Explore tagged Tumblr posts
khothietbidien · 12 days ago
Link
Contactor là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động và ứng dụng của contactor
0 notes
dlmecovn · 6 months ago
Text
Khởi động từ – Contactor LS 18B -110V Hàn Quốc
1 note · View note
cuonglightning · 8 months ago
Text
Tập Sống Hạnh Phúc
Muốn hạnh phúc chúng ta phải "tập", giống như em tập thể dục , tập chơi đàn hay tập vẽ... vậy. Tập mỗi ngày một chút, mỗi nơi một chút với mỗi người một chút...
Quan trọng là tập như thế nào...
Đây là 3 điều cơ bản mà anh đang cố thực hành
Thứ 1: Tập tích cực thay vì tiêu cực
Cái này phải khởi nguồn từ suy nghĩ nhé, đầu tiên dù bất kể có biến cố gì tới với em hãy tìm một "khía cạnh tích cực nhất" của câu chuyện và vin vào đó thay vì chỉ nghĩ về những điều tiêu cực đang sảy ra. Điều này không hẳn giúp em vui lên nhưng nó giúp em nhìn nhận đúng vấn đề đang gặp phải và giải quyết nó đơn giản cũng như là hiệu quả hơn, giúp em tránh làm em bị cuốn vào những vòng luẩn quẩn trong đầu mình.
Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày hãy tập gần gũi những người mang năng lượng vui vẻ, hay cười, những người biết động viên, biết khen ngợi, tránh xa mấy người hay than thở, kể lể, những người oán trách sân hận lại càng phải tránh ra, ngừng thói quen nghe nhạc ảm đạm, sướt mướt, thất tình sầu đời (vì mấy nhạc này mang tần số rất thấp, dù nó hay nhưng nó kéo sóng não xuống thấp theo khiến con người sầu theo), hàng ngày cố gắng nhìn nhận đánh giá tích cực khi quan sát cuộc sống...
Thứ 2: Tập giảm bớt một chút mong cầu của bản thân lại
Mong cầu bao gồm cả về vật chất và tinh thần, mọi buồn khổ đều khởi nguồn từ việc không được như ta mong muốn, thế nên càng mong nhiều càng dễ khổ. Thế nên hãy từ từ giảm nó xuống chút. Về vật chất thì khá đơn giản, thay vì phải có ip15 để xài mới oách thì mình có thể sài xiaomi redmi note 13 rồi lấy tiền dư đi du lịch một chuyến hoặc thay vì phải gồng nợ ngân hàng mua nhà mua xe để bằng bạn bằng bè thì tìm kiếm một căn bé hơn, xa trung tâm hơn hoặc đi thuê rồi đón bus đi làm... thực ra có được càng tốt nhưng đừng làm khó mình bằng việc bắt buộc phải có, vật chất nó là niềm vui ngắn hạn nhất mà em có thể cảm nhận, thâm chí nó không vui bằng thắng một trận game cơ
Còn về tinh thần, ca này khó đấy, ví dụ nhé, muốn con học tốt nhưng con học bình thường không vui, muốn bồ yêu kiểu abc nhưng ổng lại yêu kiểu xyz không vui, muốn thằng đồng nghiệp nó ăn đừng phát ra tiếng động nhưng cái mồm nó chép to quá khó chịu cũng không vui... nhiều cái nho nhỏ như thế khởi từ bên trong mình ra, nếu mình không kiểm soát được thì rất khó để hài lòng với cuộc đời, thế nên cũng nén lại.
Thứ 3: Tập yêu thương cơ thể của mình
Anh cho rằng mọi người nghĩ rằng mình yêu thương cơ thể của mình nhưng chưa chắc đâu nhé, thức tới mấy giờ đi ngủ, bcó tập thể dục thường xuyên không, uống nước đủ không, chế độ ăn có quan tâm không hay lại bận quá đa phần ăn tạm hoặc nhịn ăn để giữ cân giảm eo... thực ra anh biết cũng khó nhưng một tinh thần tốt phải xuất phát từ một thân thể khoẻ mạnh, thế nên hãy chăm sóc cho chính mình tốt cái đã.
Hãy cảm ơn đầu em vì hôm nay nó không đau đầu, cảm ơn mắt em vì nó còn nhìn tốt, cảm ơn chân, tay, mũi, lưỡi bla bla bla vì chúng không biểu tình gì... Hãy yêu bản thân mình như Narcissus yêu chính cái bóng của mình dưới sông vây bởi lẽ khi yêu mình em sẽ biết yêu người, và khi biết yêu mọi người em sẽ hạnh phúc.
***
Em có biết vì sao các thầy chùa lại gọi là đi tu tập không? Bởi khi bước chân vào cửa Phật những điều cơ bản nhất như hít thở, bước đi, ăn uống, ngủ nghỉ... đều phải học tập lại từ đầu. Các thầy chùa đi tu chính là hình thức tập hạnh phúc như vậy, thế nên người ta mới gọi là tu tập. Tất nhiên anh không nhắc tới để khuyên mọi người hãy đi tu, trời ơi cuộc đời còn nhiều cái hay quá, bản thân chúng ta còn đủ ham muốn trải nghiệm, còn đủ mong cầu cần vượt qua và còn đủ bài học phải nếm vị thì cái việc đi tu chắc phải dành cho kiếp khác. Nhưng việc học tập các thầy tu để tìm tới với hạnh phúc thì anh nghĩ là có thể tham khảo. Tương tự như việc em đọc thêm một cuốn sách nâng cao để tích thêm kinh nghiệm vậy, cứ đọc qua hiểu thêm đến đâu thì hay đến đấy, không cần gượng ép làm gì.
Còn nếu em là học sinh học không tốt lắm thì chưa cần vội tham khảo sách nâng cao, chỉ cần áp dụng kiến thức cơ bản trong SGK như mấy cái anh nhắc ở trên trước đã. Chỉ cần em cố gắng thực hạnh trong một thời gian kết hợp thiền định nếu có thể mọi thứ xung quanh em chắc chắn sẽ khác.
Chúc em sớm hạnh phúc bằng chính bản thân mình chứ không phải phụ thuộc vào ai
75 notes · View notes
len-yolo · 1 year ago
Text
Bạo lực lạnh không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây đau đớn y hệt như nỗi đau thể xác.
Tumblr media
Tối qua, một bạn nữ kể với chúng tôi về chuyện người yêu bạn liên tục im lặng kéo dài mỗi khi cả hai xảy ra mâu thuẫn. Không phải sự im lặng để cho nhau thời gian suy nghĩ mà là đột ngột biến mất và tảng lờ những cố gắng kết nối của người kia. Hoặc khi bạn vô tình khiến người yêu mếch lòng, thì họ sẽ giữ im lặng với bạn như một cách để tr*ng phạt thay vì thẳng thắn trao đổi vấn đề. “Dần dần mình cảm thấy mọi lỗi lầm đều thuộc hết về mình. Càng lúc mình càng sợ hãi việc giao tiếp vì mình nghĩ bản thân sẽ lại nói điều gì đó sai sót, khiến người khác khó chịu và muốn xa cách với mình”.
Dưới bài viết, nhiều người ngay lập tức nhận ra nhân vật nữ đang bị bạn trai bạo hành tinh thần bằng sự im lặng độc hại, nhưng chính nạn nhân lại không đủ tỉnh táo để ý thức được vấn đề mà mình đang gặp phải, bởi đây là một dạng bạo hành đặc biệt xảo quyệt.
Bạo lực lạnh (cold violence) chính là một hình thức bạo hành về tinh thần, khi một người phản ứng tiêu cực lên đối phương bằng cách ngắt kết nối về mặt giao tiếp, phớt lờ, im lặng, né tránh gặp gỡ, cố tình không đối thoại để giải quyết xung đột hoặc thể hiện những hành động phi ngôn ngữ như đảo mắt, thở dài, chép miệng liên tục để thể hiện sự không hài lòng. Những động thái này thường được thực hiện trong 1 thời gian dài và liên tục lặp lại.
Hành vi này khác với việc giữ im lặng để có thời gian tự bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề. Bạo lực lạnh cũng khác với chiến tranh lạnh ở chỗ: chiến tranh lạnh là việc hai người cùng ngừng giao tiếp với nhau, còn bạo lực lạnh lại mang tính một chiều - một người cố tình im lặng trong khi người kia thì cố hết sức để trò chuyện mà không được hồi đáp. Với những người có xu hướng ái kỷ (narcissism), họ thường xuyên sử dụng bạo lực lạnh khi ai đó có hành vi khiến họ không hài lòng, hoặc khi họ không có được sự chú ý mà họ muốn.
Bạo lực lạnh là một “công cụ” độc hại để thao túng cảm xúc. Nó gây ra rất nhiều tác động tiêu cực lên tâm trạng và tinh thần của nạn nhân, bắt đầu từ việc nạn nhân cảm thấy căng thẳng, lo lắng kéo dài và bị suy giảm lòng tự trọng. Các nhà tâm lý học cũng gọi biện pháp này như hành vi "cố ý gây đ-au đ-ớn" bởi nó khiến một người cảm thấy mình không được công nhận và sự tồn tại của mình là vô nghĩa.
Để chấm dứt không khí ngột ngạt và bức bối trong mối quan hệ, nạn nhân sẽ buộc phải nhún nhường để xin lỗi mặc dù họ không làm gì sai. Điều này gây ra nỗi áp lực tột độ và nạn nhân sẽ luôn phải tìm cách làm vui lòng đối phương để mình được thoải mái - đây cũng là khởi đầu cho sự lệ thuộc cảm xúc, khi họ luôn phải mong đợi người kia “ban phát” tình cảm cho mình mà không bao giờ dám làm phật lòng đối phương. Lâu dần, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái nghi ngờ và tự đổ lỗi cho bản thân trong mọi tình huống, căm gh-ét bản thân, không còn tin tưởng vào nhận thức của chính mình, sự tự ti này cũng khiến nạn nhân không có can đảm để rời khỏi mối quan hệ nữa.
Việc đột ngột im lặng được xem như một cách gây tổn thương lên người khác mà không để lại vết thâm tím, tuy nhiên, cảm giác này khiến nạn nhân cảm thấy mình như bị chối bỏ. Khi ai đó thấy bản thân đang bị cô lập - bộ não sẽ kích hoạt cùng một vùng não như khi họ phải chịu một cơn đau thể xác. Có nghĩa rằng: bạo lực lạnh không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây cảm giác đau đớn y hệt như nỗi đau vật lý vậy.
Nếu bạn đang loay hoay trong tình trạng này, vậy làm sao để thoát khỏi nó và bước đầu chữa lành cho những cảm xúc và tâm lý của mình?
Đầu tiên, nạn nhân cần biết và nhận dạng được hình thức mà mình đang bị bạo lực. Bạo lực lạnh tinh vi ở chỗ đôi khi chính nạn nhân cũng không ý thức được đó là một hành vi thao túng tinh thần, mà sẽ nghĩ rằng đó là “cách yêu” của đối phương hay vì đối phương không giỏi giao tiếp nên chọn cách im lặng. Nhưng hãy tỉnh táo trước những dấu hiệu, bởi việc nhìn ra những hành động thao túng cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng mà mình đang gặp phải.
Sau đó, hãy thiết lập ranh giới cá nhân và xây dựng lại lòng tin về chính mình. Việc thiết lập ranh giới lành mạnh sẽ giúp bạn nhận thức đúng đắn hơn về những hành động mà người khác đối xử với bản thân bạn. Ví dụ như việc đối phương dùng sự im lặng để tr*ng phạt bạn thay vì thẳng thắn trao đổi về điều họ không hài lòng, họ cố tình biến mất đột ngột trong những cuộc cãi vã để bạn một mình hoang mang với những câu hỏi. Ví dụ như, việc người bạn yêu lại khiến bạn tự ti về giá trị của mình - thì có lẽ đó cũng không phải là một tình yêu mà bạn nên tiếc nuối.
Yêu một người liên tục im lặng khi vấn đề nảy sinh có thể để lại nhiều hậu quả tinh thần cho bạn sau này. Sẽ rất khó để thoát khỏi nó, nhưng chỉ khi bạn can đảm bước ra những điều làm mình đau, thì bạn mới có thể bắt đầu hành trình tiến về những điều tốt đẹp phía trước. Chúc bạn bình an.
cre: the memory.
83 notes · View notes
baosam1399 · 1 year ago
Text
"Thân xác con người lớn lên dần dần theo thời gian nhưng suy nghĩ thì không phải như vậy. Suy nghĩ một lúc nào đó sẽ được khai sáng bằng lời nói hữu ý hoặc vô tình. Thậm chí chỉ là một cảnh tượng liếc mắt" - Sầm Từ /Cách Một Cánh Cửa.
Tumblr media
하노이, 토요일 (7월29일)
Em có tin có thế giới song song không? Hồi còn nhỏ, chúng ta luôn hy vọng mình sẽ trở thành những người vĩ đại, nhỉ?
Ví dụ như trở thành bác sĩ, trở thành giáo viên, trở thành tiếp viên, trở thành anh hùng đi giải cứu trải đất... chúng ta mê mẩn những bộ phim hoạt hình siêu nhiên, hiếu kì với tất cả mọi thứ,... nhưng khi ta lớn lên, phải nếm trải những trái đắng của xã hội thì mới hiểu chúng ta mong muốn được làm người bình thường biết bao nhiêu... Chúng ta thu lại những hiếu kì, những vui vẻ, những khổ nạn. Chị luôn nghĩ, khi con người phải trải qua quá nhiều sự mài dũa của cuộc sống, họ sẽ trở nên như thế nào... chán ghét, yêu thích, buông bỏ hay vẫn lựa chọn nghị lực sống tiếp.....
Những người lựa chọn từ bỏ cuộc sống này, liệu ở một thế giới khác, họ có sống tốt không? Có được làm chuyện mà bản thân thích không? Có được sống một cuộc sống mà họ mong muốn không?
Những người lựa chọn kiên cường đối mặt với sự tàn khốc của cuộc sống có đạt được thứ mà họ mong ước không? Cuộc sống liệu có mỉm cười với họ không?
Những người đánh mất đi những thứ "ban đầu" của bản thân (sơ tâm, lòng nhân hậu, sự lương thiện, sự trong sáng), một ngày nào đó khi ngoảnh đầu nhìn lại, liệu họ có cảm thấy hối hận về những gì mình đã làm, liệu có cảm thấy áy náy với những người đã luôn sát cánh bên họ từ đầu hay không, liệu có một khắc nào đó, vì những quyết định đã từng của bản thân mà xấu hổ không?. Câu hỏi này khó trả lời thật sự, vì chị không biết phải bắt đầu từ đâu!
Chị hy vọng một bản thân chị ở một thế giới song song nào đó trên Thế Giới, đang được sống một cuộc sống vui vẻ hơn, hòa đồng hơn, có dũng khí hơn, yêu thương bản thân và những người bên cạnh hơn. Có nhuệ khí nói ra những sự yêu ghét giận hờn. Những sự không thỏa đáng và lên án những quyết định chưa thực sự sáng suốt của "người ấy" suốt những năm tháng qua.
Mấy hôm trước chị về NH8 chơi, mọi người vẫn như cũ nhỉ! Chị luôn cảm nhận được NH8 mang lại cho người khác một sức sống rất mãnh liệt, họ rưới những làn sóng thanh xuân nhiệt huyết tới mọi ngóc ngách trong chị, mãnh liệt tới mức khi chị quay lại NH4 cũng chưa từng cảm nhận được cảm giác ấy, mọi người vẫn như vậy, chỉ có câu chuyện về từng người là thay đổi thôi. Ừhm, khi chị biết được một sự thật thật ra không hẳn đã là sự thật hoặc nói cách khác, nó đã không còn là sự thật nữa, cảm giác của chị là.. chẳng có cảm giác gì cả! Hoặc giả thật ra từ rất lâu trước đó, trong chị đã có gì đó cảm nhận được "điều mờ ám" ấy, chỉ là chị của lúc ấy dù có quan tâm cũng làm như không thấy, mà chị của hiện tại cũng không thực sự quan tâm tới vậy. Chị nói với AE rằng nhiều khi vì chị luôn mặc định rằng "người ấy" là người tốt đẹp nhất trong tim, vì khi họ đối xử với chị quá tốt đẹp nên chị không lờ được những điều đó đi.
Chị từng nói rằng thật ra dù mọi chuyện có ra sao chị vẫn sẽ luôn lựa chọn cứ đứng về phía họ như vậy. Dù người khác có nói gì đi nữa, chị vẫn là chị, chị vẫn là người đã từng nhận được những niềm yêu thương vô bờ bến ấy, những lần chị giận dỗi, những lần chị gục ngã, những lần chị cần động viên an ủi, họ đã không ngần ngại mà dang tay về phía chị. Nhưng.. thực ra, hình như càng là những người thân cận, mới càng khó có thể quên đi những chuyện đã xảy ra với đối phương..
Từ khi biết được tin tức tới giờ chị chỉ nhắn đúng một tin nhắn cho người, báo với người rằng mọi chuyện thực ra vẫn ổn. Hy vọng dù ở nơi đâu người vẫn sẽ hạnh phúc và vui vẻ. Dòng nước thuận nguồn này rồi sẽ đẩy mọi người về đâu con không biết. Nhưng người hãy cứ yên tâm, vì có một con cá ngốc nghếch là con đây vẫn đang bạt mạng bơi ngược lại phía khởi đầu của câu chuyện để nhắc nhở mọi người nhớ rằng, dù có ra sao, con vẫn sẽ ở bên mọi người thôi.
141 notes · View notes
towanoyuu · 6 months ago
Text
[18TRIP Main Story] Chained up Scarlets - Side A / Chương 1: Vua của Hòn đảo
Tumblr media
Dịch bởi Jeiru.
Cảm ơn Tenshi và Mũi Voi đã giúp mình beta!!!!
Nếu có vấn đề gì về bản dịch thì mọi người cứ thoải mái đưa ra góp ý với mình nhé (≧∀≦)
Bản dịch nằm dưới đường kẻ.
──────────────────────
*Hồi tưởng của Tao*
Tao: Cậu đang ghi âm gì vậy.
???: Không có gì đâu, tớ muốn ghi lại giọng hát của Tao thôi. Tiếp theo sẽ hát gì đây?
Tao: Vậy thì cũng ghi âm lại cả giọng hát của cậu nữa đi, Kinari—.
Ngày hôm ấy, ai đó đã nói với tôi.
Rằng thời khắc hoàng hôn là thời điểm duy nhất mà Chúa sẽ biến mất khỏi thế giới này.
Bởi vậy mà khi ấy, những cảm xúc cô đơn, khổ đau, buồn bã, yếu đuối dễ dàng xâm chiếm lấy trái tim con người.
Nếu Chúa thực sự tồn tại, tôi muốn thử hỏi Người.
Rằng tại sao tôi lại được sinh ra, và liệu bây giờ tôi vẫn còn sống chứ.
Trong một thế giới vô thực tựa như một trò chơi, nếu như không có lấy một lý do để sống, thì cũng chẳng tồn tại lý do để chết đi, có phải không.
Hay là, chỉ cần sống sót bằng cách nào đó—
Thì tới một khoảnh khắc nào đó, ta sẽ nắm được trong tay thứ gọi là ý nghĩa sống, hay vẫn sẽ chẳng có gì cả…
Chẳng hạn như, liệu tôi có thể tìm được một điều gì đó quan trọng đến mức có thể đem trái tim trống rỗng này dâng trọn cho nó không.
*Hết hồi tưởng*
Tù nhân A: Nhìn kìa! Là nó đấy, “Monkey Cage”...
Tù nhân B: Một hòn đảo nhà tù nơi chẳng thể vượt ngục à…
Tao: …Mình sẽ bị bỏ tù ở đó sao.
(Một hòn đảo chỉ có nhà tù… Có phải trong game hồi xưa mình từng chơi cũng có kiểu dàn dựng bối cảnh như này không nhỉ. Viễn tưởng trong thực tế ấy)
(Không biết có phải mình có đang ở trong thế giới game không? …Nếu thực sự là vậy thì mình có thể ấn nút khởi động lại rồi thoát ra mà)
*Tàu đáp Hòn đảo nhà tù*
Kodama: Mau dàn hàng theo thứ tự! Tôi là Kodama - quản ngục tại đây, đồng thời cũng đảm nhận vai trò quản giáo các cậu!
Tôi sẽ ban cho các cậu một ân huệ, đó là sẽ quản lý v�� dạy dỗ các cậu thật nhẹ~~ nhàng! Nhớ mặt tôi cho kỹ vào đấy.
Bắt đầu từ hôm nay tên của các cậu sẽ được thay bằng số trên thẻ tù nhân, sau khi được gọi thì hãy biết lịch sự mà đáp lại!
Tao: (Số trên thẻ tù? À… Là số hiệu được đính trên đồng phục tù nhân sao. Mình là… 500010)
Tumblr media
Kodama: Đã hiểu chưa, mấy tên cặn bã của xã hội. Thẻ tù này được đính kèm với xác thực sinh trắc học. Các cậu đi đâu làm gì phía quản ngục đều nắm rõ hết đấy. Thậm chí đừng cố mà gỡ nó ra, vì ngay tại thời điểm đó chuông cảnh báo sẽ kêu lên.
Cũng đừng có nghĩ đến chuyện vượt ngục. Nội việc các cậu chạm vào bức tường cao ơi~ là cao~ kia thôi, hệ thống tại trụ sở chính cũng sẽ nhận được tin báo rằng có tên nào đã chạm vào nó, và đương nhiên, cơ hội lên được tàu là bằng không!
Bởi vì ngay trước khi đặt chân lên được tàu thì các cậu đã bị chặn lại rồi.
Tù nhân A: …Chậc, tàu không được thì đành ra biển vậy…
Kodama: Đừng có mà nghĩ đến việc bơi qua biển đấy nhé!? Vùng biển này có rất nhiều cá mập ăn thịt người bơi xung quanh.
Thời điểm các cậu nhảy xuống là xác định cái chết rồi đấy! Hahaha!
Tao: (Ra là vậy… Quả nhiên là không thể vượt ngục ha)
Kodama: Nhưng mà? Nếu các cậu cư xử ngoan ngoãn thì biết đâu lại có điều gì đó hay ho xảy ra trong buổi diễn văn nghệ (*)– Mà, còn tùy thuộc vào việc các cậu vùng vẫy tại đây như thế nào nữa.
Được rồi! Viên quản ngục nhân từ tôi đây sẽ chỉ trả lời 1 câu hỏi thôi! Số 500017! Có thắc mắc gì thì nói đi!
500017: …Người có số tù 500017 được hiển thị là tôi.
Tumblr media
Tù nhân A: Ồ, nhìn gương mặt của số 500017 kìa. Bé búp bê-chan sao?
Tù nhân B: Trông đáng thương thế kia thì sẽ trở thành con mồi thôi.
Tao: …!
(Gương mặt đó, cậu ấy là…!?)
500017: Vẫn đang trong quá trình thu thập dữ liệu. Không có hiệu chỉnh điểm bất thường nào trong dữ liệu hiện tại.
Kodama: Hả? Cậu nói cái gì đấy? Mà thôi không có thắc mắc gì là được.
Mau chia thành từng nhóm rồi đi về phòng! Giải tán!
Tao: A… Đợi chút, Kinari (**), à không, 500017.
Kodama: Số 500010! Cậu đang làm gì đấy, nhanh chóng đi về phòng được chỉ định mau!
Tao: …
*Chuyển cảnh về phòng tù*
Tù nhân A cùng phòng: Này số 10, cậu phạm tội gì mà lại vào đây thế.
Tao: …Chỉ là tội trộm cắp thôi ạ.
Tù nhân B cùng phòng: Cậu nói đùa đấy à, làm sao mà vào đây chỉ vì một tội nhỏ như thế được. Nếu là thật thì cậu xui quá rồi đấy.
Tù nhân C cùng phòng: Này mấy tên mới đến, mau đi ngủ đi. Tụi mày nói chuyện nãy giờ như vậy quản ngục mà tới kiểm tra thì rắc rối lắm đấy.
Tao: (Thực sự là tội trộm cắp mà nhỉ. Ý là, cũng vì có tội mà mình mới bị bỏ tù mà)
(Xui xẻo quá sao? Cũng đến nước này rồi. Dù gì thì kể từ lúc sinh ra mình cũng đã phải chịu đựng số phận xui xẻo rồi mà)
(Mà dù sao thì, ở nhà tù cũng có một mái ấm. Giường hơi cứng nhưng vẫn có thể nằm ngủ được… Cũng không tệ đến mức đó)
(Nếu so với cuộc sống của mình từ trước đến giờ thì, ngược lại có khi đây lại là vận may cũng nên. Khi ngủ còn nghe được tiếng sóng biển vỗ trong đêm nữa, cũng chẳng còn cách nào khác….)
Số 500017 ban nãy… Nhìn thế nào trông cũng giống cậu bạn học cùng lớp với mình nhỉ?
*Hồi tưởng của Tao*
???: Bài hát này ấy, là bài hát gửi tới những người đã ra đi đó.
Tao: Quả nhiên là vậy sao? Lời ca nghe đau buồn thật nhỉ.
???: Nhưng mà này, tớ cứ nghĩ về điều này mãi. Có khá nhiều bài hát gửi tới những người đã sang thế giới bên kia, vậy mà lại chẳng có bài hát nào của họ cả.
Tao: Cái đó thì, chẳng phải là do sau khi mất đi thì họ không thể viết lời nhạc được sao?
???: Phải rồi ha… Nhưng tớ nghĩ có lẽ họ cũng có những lời muốn gửi tới những người sẽ chết đi đó.
Tao này, nếu như ngày mai cậu chết đi… Cậu sẽ muốn gửi gắm điều gì tới những người vẫn đang còn sống?
Tumblr media
*Hết hồi tưởng*
Tao: (Tại sao khi đó, cậu ấy lại hỏi mình như vậy nhỉ…)
*Chuyển cảnh đến sáng hôm sau tại quảng trường*
Loa thông báo: Các tù nhân, vui lòng khẩn trương tham gia các hoạt động tại nhà tù của hôm nay. Tôi xin nhắc lại…
Tao: (Nhiệm vụ của mình hôm nay là dọn dẹp quảng trường à. Kể ra cũng khá may khi nhận được một nhiệm vụ thoải mái thế này)
Mặc dù nếu đây là game thì có vẻ sẽ kiếm được khá ít điểm… Hửm?
A… Này, Ki… Không phải, 500017!
500017: ?
Tao: Chúng ta được xếp làm chung một nhiệm vụ đó, tôi muốn nói chuyện với cậu… Cậu tới đây từ khi nào vậy?
500017: Thời gian tôi bị bỏ tù tại đây là hôm qua, vào lúc 6 giờ 18 phút 23 giây buổi chiều…
Tao: Không phải vậy, mà là cậu tới thời đại này từ… Mà, cậu có nhớ tôi không đã? Tôi là Kinouchi Tao, bạn cùng lớp với cậu.
500017: …Tôi đã phân tích dữ liệu, nhưng cái tên này chưa được đăng ký. Xâu chuỗi cuộc hội thoại này không phải là việc ưu tiên, nên tôi sẽ rời đi.
Tao: Ể? Này?
…Gì vậy nhỉ, cậu ấy, mất trí nhớ sao?
Tù nhân A với cơ bắp cuồn cuộn: Ô~ Đây rồi đây rồi, công chúa vừa mới tới đây ngày hôm qua.
Tù nhân B với cơ bắp cuồn cuộn: 500017, công, chúa? Khuôn mặt em dễ thương quá nhỉ. Ra đây với tôi một chút đi.
500017: …
Tao: (C… Có phải cậu ấy đang bị vây quanh bởi mấy tên to con không vậy?)
Tù nhân A với cơ bắp cuồn cuộn: Nào, lại đây nào. Chơi đùa với nhau một chút nhé.
500017: Tôi từ chối. Dựa trên tình hình hiện tại, hoạt động lao động cho nhà tù được đánh giá là ưu tiên hàng đầu.
Tù nhân B với cơ bắp cuồn cuộn: Hả!? Nói cái gì cơ!
Tao: Đ-đợi một chút! Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đang bị ghi hình lại trên camera giám sát! Không lý gì mà nhiều người lại tụ tập vào bắt nạt một người như vậy phải không….?
Tù nhân B với cơ bắp cuồn cuộn: Cái gì cơ, ngươi cũng là tên mới tới đây vào hôm qua sao. Hay là cùng dạy cho nhau một bài học không!?
Tao: (Urg, thôi xong. Bảo vệ người khác là tốt nhưng mình đâu có giỏi chiến đấu tay đôi…)
???: Hừm, quả là một cảnh tượng không đẹp đẽ xíu nào. Nhìn vào trông không có chút nào dễ chịu cả.
Tumblr media
Tao: (! Ai vậy?)
Tù nhân A với cơ bắp cuồn cuộn: Urgh, ngươi là…
???: Bắt nạt những kẻ mới đến là một thông lệ tại nhà tù, nhưng đời người ngắn ngủi lắm. Là tôi thì tôi sẽ dành thời gian cho những việc thú vị hơn ha?
Tù nhân B với cơ bắp cuồn cuộn: Chậc, tên đó mà xuất hiện rồi thì chỉ tệ hơn. Rời đi thôi.
Tao: (...Có lẽ nào mình vừa được cứu giúp?)
Ừm, cảm ơn… anh ạ. Anh là…
???: Không có gì đâu. Tôi ấy hả? Tôi là Kitakata Raito.
Đại loại thì… tôi là người được gọi là Vua trên hòn đảo này.
Note của người dịch:
(*): Từ gốc là 遊戯会 - một buổi cho trẻ em mẫu giáo diễn kịch, diễn văn nghệ hoặc trình bày bài tập của tụi nhỏ.
(**): Ở đây khi Tao gọi tên Kinari, chữ Ki được viết bằng chữ Hán 生 (Sinh) thay vì chữ 幾 (Ky) như trong tên hiện tại của Kinari.
──────────────────────
Chương tiếp
16 notes · View notes
gaucuoititmat · 1 year ago
Text
Tumblr media
Bạo lực LẠNH không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây đau đớn y hệt như nỗi đau thể xác.
Tối qua, một bạn nữ kể với chúng tôi về chuyện người yêu bạn liên tục im lặng kéo dài mỗi khi cả hai xảy ra mâu thuẫn. Không phải sự im lặng để cho nhau thời gian suy nghĩ mà là đột ngột biến mất và tảng lờ những cố gắng kết nối của người kia. Hoặc khi bạn vô tình khiến người yêu mếch lòng, thì họ sẽ giữ im lặng với bạn như một cách để tr*ng phạt thay vì thẳng th��n trao đổi vấn đề. “Dần dần mình cảm thấy mọi lỗi lầm đều thuộc hết về mình. Càng lúc mình càng sợ hãi việc giao tiếp vì mình nghĩ bản thân sẽ lại nói điều gì đó sai sót, khiến người khác khó chịu và muốn xa cách với mình”.
Dưới bài viết, nhiều người ngay lập tức nhận ra nhân vật nữ đang bị bạn trai bạo hành tinh thần bằng sự im lặng độc hại, nhưng chính nạn nhân lại không đủ tỉnh táo để ý thức được vấn đề mà mình đang gặp phải, bởi đây là một dạng bạo hành đặc biệt xảo quyệt.
Bạo lực lạnh (cold violence) chính là một hình thức bạo hành về tinh thần, khi một người phản ứng tiêu cực lên đối phương bằng cách ngắt kết nối về mặt giao tiếp, phớt lờ, im lặng, né tránh gặp gỡ, cố tình không đối thoại để giải quyết xung đột hoặc thể hiện những hành động phi ngôn ngữ như đảo mắt, thở dài, chép miệng liên tục để thể hiện sự không hài lòng. Những động thái này thường được thực hiện trong 1 thời gian dài và liên tục lặp lại.
Hành vi này khác với việc giữ im lặng để có thời gian tự bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề. Bạo lực lạnh cũng khác với chiến tranh lạnh ở chỗ: chiến tranh lạnh là việc hai người cùng ngừng giao tiếp với nhau, còn bạo lực lạnh lại mang tính một chiều - một người cố tình im lặng trong khi người kia thì cố hết sức để trò chuyện mà không được hồi đáp. Với những người có xu hướng ái kỷ (narcissism), họ thường xuyên sử dụng bạo lực lạnh khi ai đó có hành vi khiến họ không hài lòng, hoặc khi họ không có được sự chú ý mà họ muốn.
Bạo lực lạnh là một “công cụ” độc hại để thao túng cảm xúc. Nó gây ra rất nhiều tác động tiêu cực lên tâm trạng và tinh thần của nạn nhân, bắt đầu từ việc nạn nhân cảm thấy căng thẳng, lo lắng kéo dài và bị suy giảm lòng tự trọng. Các nhà tâm lý học cũng gọi biện pháp này như hành vi "cố ý gây đ-au đ-ớn" bởi nó khiến một người cảm thấy mình không được công nhận và sự tồn tại của mình là vô nghĩa.
Để chấm dứt không khí ngột ngạt và bức bối trong mối quan hệ, nạn nhân sẽ buộc phải nhún nhường để xin lỗi mặc dù họ không làm gì sai. Điều này gây ra nỗi áp lực tột độ và nạn nhân sẽ luôn phải tìm cách làm vui lòng đối phương để mình được thoải mái - đây cũng là khởi đầu cho sự lệ thuộc cảm xúc, khi họ luôn phải mong đợi người kia “ban phát” tình cảm cho mình mà không bao giờ dám làm phật lòng đối phương. Lâu dần, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái nghi ngờ và tự đổ lỗi cho bản thân trong mọi tình huống, căm gh-ét bản thân, không còn tin tưởng vào nhận thức của chính mình, sự tự ti này cũng khiến nạn nhân không có can đảm để rời khỏi mối quan hệ nữa.
Việc đột ngột im lặng được xem như một cách gây tổn thương lên người khác mà không để lại vết thâm tím, tuy nhiên, cảm giác này khiến nạn nhân cảm thấy mình như bị chối bỏ. Khi ai đó thấy bản thân đang bị cô lập - bộ não sẽ kích hoạt cùng một vùng não như khi họ phải chịu một cơn đau thể xác. Có nghĩa rằng: bạo lực lạnh không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây cảm giác đau đớn y hệt như nỗi đau vật lý vậy.
Nếu bạn đang loay hoay trong tình trạng này, vậy làm sao để thoát khỏi nó và bước đầu chữa lành cho những cảm xúc và tâm lý của mình?
Đầu tiên, nạn nhân cần biết và nhận dạng được hình thức mà mình đang bị bạo lực. Bạo lực lạnh tinh vi ở chỗ đôi khi chính nạn nhân cũng không ý thức được đó là một hành vi thao túng tinh thần, mà sẽ nghĩ rằng đó là “cách yêu” của đối phương hay vì đối phương không giỏi giao tiếp nên chọn cách im lặng. Nhưng hãy tỉnh táo trước những dấu hiệu, bởi việc nhìn ra những hành động thao túng cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng mà mình đang gặp phải.
Sau đó, hãy thiết lập ranh giới cá nhân và xây dựng lại lòng tin về chính mình. Việc thiết lập ranh giới lành mạnh sẽ giúp bạn nhận thức đúng đắn hơn về những hành động mà người khác đối xử với bản thân bạn. Ví dụ như việc đối phương dùng sự im lặng để tr*ng phạt bạn thay vì thẳng thắn trao đổi về điều họ không hài lòng, họ cố tình biến mất đột ngột trong những cuộc cãi vã để bạn một mình hoang mang với những câu hỏi. Ví dụ như, việc người bạn yêu lại khiến bạn tự ti về giá trị của mình - thì có lẽ đó cũng không phải là một tình yêu mà bạn nên tiếc nuối.
Yêu một người liên tục im lặng khi vấn đề nảy sinh có thể để lại nhiều hậu quả tinh thần cho bạn sau này. Sẽ rất khó để thoát khỏi nó, nhưng chỉ khi bạn can đảm bước ra những điều làm mình đau, thì bạn mới có thể bắt đầu hành trình tiến về những điều tốt đẹp phía trước. Chúc bạn bình an.
| summer.
📸 Ảnh minh hoạ/Pinterest.
35 notes · View notes
lemd · 1 year ago
Text
Anh chuyển về Hà Nội đã được gần 01 tháng. Mọi thứ đang đi vào nếp dần dần, mặc dù vẫn còn rất nhiều thứ phải làm để có thể cảm thấy hài lòng. Từ việc sửa chữa lại căn phòng cũ, dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc, đi lại dây điện, dây internet, lắp tv, mua bàn ghế mới. Anh cũng đã dành đến 3 tuần để lựa chọn mình nên mua loại kệ sách nào và chuẩn bị ngân sách để đặt 1 bên xưởng mộc thi công. Hi vọng trong tuần này kệ sách sẽ đến và 200kg sách của anh sẽ được đưa ra khỏi thùng các-tông và phòng anh sẽ nhìn giống như phác thảo 3D anh đã làm hồi 4 tuần trước. It's getting there.
Cô của anh xin được 1 cái kệ sách cũ từ nhà hàng xóm là 1 công ty đang dọn đồ đi, có vẻ họ cũng không làm ăn được trong bối cảnh kinh tế hiện nay và phải thanh lý bớt đồ đạc để trả lại ngôi biệt thự cho chủ nhà. Tủ sách này là gỗ ép, cũng rất nặng, màu thì đẹp nhưng đã bị mối mọt ăn ở chân tủ rồi. Anh sẽ cần phải xử lý chỗ này trước khi nhờ bạn bè sang giúp bê lên phòng anh vào cuối tuần. 2 tuần trước cả nhà vừa phát hiện ra 1 tổ mối siêu to khủng khiếp ở nhà kho tầng 2 và mất 2 ngày để xử lý chúng, đốt hết những đồ đạc đã bị ăn và mua thuốc hạng nặng về để diệt trừ tận gốc. Mấy hôm nữa còn phải lắp lại 1 cái kệ bằng sắt để bố có thể sắp xếp lại đồ đạc trong kho đó.
Công việc ở văn phòng mới rất tốt, mọi người thật tuyệt, anh cảm thấy an tâm hơn rất nhiều dù khối lượng công việc chuyên môn anh cần xử lý nhiều hơn anh tưởng rất nhiều. Nhưng cứ cho đấy là 1 thử thách đi, càng khó thì mình càng trưởng thành, đấy là triết lý anh đã tin tưởng nhiều năm qua. Như con sâu cần phải tự mình chui ra khỏi vỏ kén vậy.
"Và để các em từ con sâu trở thành con bướm, các em phải biến thái trước" =)))) anh đã nói như vậy với các bạn trẻ anh gặp cách đây vài năm.
Do công việc trong ngày khá là nhiều nên thời gian đọc sách buổi trưa không còn nữa. Anh phải thay đổi thói quen 1 chút, đó là chuyển sang đọc sách buổi sáng ở văn phòng khi mọi người chưa đến. Anh sẽ đến sớm nửa tiếng (có hôm còn đến đầu tiên và chưa ai mở cửa văn phòng cả) để đọc sách ở ghế sofa trước khi bắt tay vào công việc buổi sáng. Hiện tại anh đang đọc cuốn Tính chuyên chế của chế độ nhân tài (Tyranny of Merits) của GS. Michael Sandel - người mà lẽ ra đã đến ĐH Fullbright ở Q7, TPHCM năm trước để có 1 bài giảng - nhưng đã bị canceled rất đáng tiếc.
Và việc anh đang viết ở đây sáng nay là để khởi động cho não bộ của mình 1 chút, coi như 1 động tác giúp mình suy nghĩ tốt hơn để hoàn thiện báo cáo 6 tháng đầu năm. Không có cách nào để mình dừng suy nghĩ về mọi thứ (loại trừ lăn ra ngất vì buồn ngủ hoặc vì bia rượu), ngoài việc bắt tay vào làm ngay 1 thứ trong những thứ mình cần làm. Nếu có thứ tự ưu tiên theo tầm quan trọng và tần suất càng tốt. Còn nếu các công việc đều như nhau, thì bắt tay vào làm cái nào trước cũng được, em tung cục xúc sắc hay bốc thăm cũng được. Miễn là CÓ LÀM. Anh biết em không thể ngừng lo lắng và nghĩ quá nhiều, ít nhất mình cũng kiếm được tiền trong thời gian lo lắng và suy nghĩ đấy rồi dùng tiền kiếm được để lau nước mắt khóc thương cho số phận bản thân sao phải đau khổ quá nhiều.
Chúc em một ngày tháng 7 tốt lành.
83 notes · View notes
yukidaro · 7 months ago
Text
TMNT - Bản chất con người là thiện hay ác?
Từ nhỏ đến lớn, nhiều điều chúng ta học được đều nói rằng bản chất con người là tốt, vì vậy chúng ta đã định nghĩa con người: con người là tốt bụng, biết ơn, trọng tình trọng nghĩa, biết ơn và đền đáp, có phẩm hạnh cao thượng.
Thế giới của tuổi thơ, thực sự hầu hết mọi người đều là hóa thân của sự hoàn hảo, chẳng hạn như tình cảm giữa thầy và trò, bạn bè, và tình yêu đầu đời. Bởi vì vào thời điểm đó, mối quan hệ của chúng ta cơ bản không liên quan đến lợi ích, vì vậy bạn đã bị ảo tưởng che mắt.
Nhưng khi bạn bước vào xã hội, mối quan hệ của bạn bắt đầu liên quan đến lợi ích, bạn sẽ phát hiện ra hành động của họ hoàn toàn trái ngược với những gì bạn đã học trước đây, bạn bè mượn tiền không trả, người yêu ngoại tình, đối tác kinh doanh phản bội, đồng nghiệp đâm sau lưng bạn, anh chị em tranh giành tài sản, không quan tâm đến sự sống chết của cha mẹ.
Khi hành vi của họ không giống như những gì bạn đã học hồi nhỏ, bạn bắt đầu bị họ tổn thương, và nỗi đau của bạn bắt đầu tiếp diễn.
Bản chất con người là tốt hay xấu?
Chúng ta có thể nhìn từ một số góc độ, nếu bản chất con người sinh ra đã là tốt, vậy tại sao ba tôn giáo lớn (Nho, Phật, Đạo) lại phải đặt ra nhiều quy tắc như vậy để hạn chế hành vi của con người? Chúng ta đều biết Phật giáo có rất nhiều giới luật, chẳng hạn như không được giết hại, không được ăn thịt, không được chạm vào phụ nữ, v.v.
Nếu bản chất con người thực sự là tốt, tại sao chúng ta lại cần phải coi “Nhân chi sơ, tính bản thiện” như một kinh điển? Nếu bản chất con người thực sự là tốt, vậy tại sao mỗi quốc gia lại cần có luật pháp để hạn chế hành vi của con người?
Vì vậy, hãy nhớ rằng bản chất con người không phải là tốt, chính vì vậy chúng ta mới cần những cuốn sách kinh điển về đạo đức và pháp luật, để cùng nhau duy trì sự ổn định của xã hội.
Nhìn vào bản chất con người qua góc độ di truyền: 
Mọi người đã từng làm cha mẹ đều biết, khi đứa trẻ của bạn còn là một đứa trẻ sơ sinh, ngoài việc trông có vẻ hiền lành và đáng yêu, bạn sẽ phát hiện ra rằng đôi khi hành vi của chúng không hề có bóng dáng của lòng tốt, niềm tin của trẻ sơ sinh rất đơn giản, chỉ gồm tám chữ: “Thuận ta là bạn, nghịch ta tức thù”, nghĩa là trẻ sơ sinh sinh ra đã tự coi mình là trung tâm, chúng không hề đặt mình vào vị trí của bạn để suy nghĩ cho bạn.
Chỉ cần chúng muốn thứ gì đó, chúng sẽ lấy nó. Nếu không lấy được, chúng sẽ khóc, nếu khóc mà vẫn không lấy được, chúng sẽ khóc to hơn, cho đến khi giành được thứ mình muốn mới thôi. Tư tưởng ích kỷ này của trẻ nhỏ không cần ai truyền dạy, nó bẩm sinh.
Vậy bản chất con người là tốt hay xấu?
Tôi sẽ nói cho bạn biết, bản chất con người không phải là tốt, cũng không phải là xấu, mà là ích kỷ! 
Mọi lời nói hay hành động của một người, đều chỉ là để thỏa mãn lợi ích của bản thân mình mà thôi.
Ví dụ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, giả sử tôi và Tiểu Mỹ đã yêu nhau 5 năm, thực tế trong 5 năm đó tôi không hề yêu Tiểu Mỹ, tôi chỉ là không có bạn gái, dù sao tôi cũng độc thân, có người chăm sóc luôn tốt hơn là không có ai, vì vậy tôi miễn cưỡng yêu Tiểu Mỹ.
Ngược lại, Tiểu Mỹ yêu tôi đến chết đi sống lại, tôi là người đàn ông cô ấy yêu nhất trong đời, không có ai khác, chỉ cần cô ấy nhìn thấy tôi, cô ấy sẽ hạnh phúc vô cùng, chỉ cần ở bên tôi, cô ấy sẽ hạnh phúc như một vị thần. Vì vậy, trong 5 năm yêu nhau với Tiểu Mỹ, mọi người có thể tưởng tượng được, không cần nói, chắc chắn là Tiểu Mỹ đã chăm sóc tôi.
Cô ấy có thể đi bộ hàng km để mua canh gà hầm cho tôi uống, cô ấy có thể tiết kiệm chi tiêu để mua quần áo cho tôi, cô ấy thậm chí có thể lừa tiền của bố mẹ mình để giúp tôi khởi nghiệp, nói chung trong 5 năm đó, thế giới của Tiểu Mỹ chỉ có mình tôi, và cô ấy đã hy sinh tất cả cho tôi.
Kết quả sau 5 năm, vì một số lý do, tình yêu của chúng tôi không thể tiếp tục, tôi và Tiểu Mỹ chia tay, và vì tôi là người đề xuất chia tay trước, vào thời điểm đó, cả thế giới, bao gồm cả Tiểu Mỹ, đều chửi tôi là kẻ xấu, nói rằng tôi không phải là đàn ông, có người nói tôi không xứng đáng là con người, thậm chí có người chửi tôi là thú vật, và Tiểu Mỹ chửi tôi còn ác hơn.
Cô ấy nói:
“Anh còn nhớ không? Từng có lần vì muốn nấu một nồi súp cho anh uống, tôi đã đi bộ hàng ki lô mét; Anh còn nhớ không? Từng có một năm tôi không mua một món đồ nào cho mình, nhưng lại sẵn lòng mua cho anh cả tủ quần áo; Anh còn nhớ không? Tôi đã lừa lấy tiền của bố mẹ mình để giúp anh khởi nghiệp, khiến tôi và gia đình mình trở mặt, anh không phải là một người đàn ông…”.
Dù sao thì tôi cũng đã trở thành một con chuột chạy qua đường, bị mọi người la ó, không thể ra khỏi nhà, bị mắng chửi đến mức không thể chịu nổi.
Chúng ta hãy phân tích nghiêm túc vấn đề này, từ góc độ đạo đức thông thường, thực sự tôi đã làm sai, tôi là một kẻ tồi, một con thú, tôi bị cả thế giới khinh bỉ, tôi không có gì để nói. 
Chúng ta hãy phân tích từ góc độ bản chất con người:
Đầu tiên, tôi và Tiểu Mỹ đã ở bên nhau 5 năm, tôi không hề yêu Tiểu Mỹ, nhưng Tiểu Mỹ lại yêu tôi đến chết đi sống lại. Mọi người có thể tưởng tượng, tôi đã ở bên một người mà tôi không hề yêu trong 5 năm. Trong khi đó, Tiểu Mỹ đã ở bên người cô ấy yêu nhất trong 5 năm, rõ ràng trong 5 năm đó, tôi phải đối mặt với một người mà tôi không yêu mỗi ngày, tôi đã sống trong đau khổ như thế nào, trong khi Tiểu Mỹ có thể ở bên người cô ấy yêu nhất mỗi ngày, tôi có thể chắc chắn rằng Tiểu Mỹ đã sống rất hạnh phúc trong 5 năm đó.
Thứ hai, như Tiểu Mỹ đã nói, cô ấy đã hy sinh rất nhiều vì tôi, cô ấy đã đi bộ hàng km để mua gà, chỉ để có thể nấu một nồi súp gà cho tôi uống. Vậy lúc cô ấy đưa nồi súp cho tôi, ai là người hạnh phúc, ai là người đau khổ? Đối với tôi, đó chỉ là một bát súp gà, dù ai nấu cũng như nhau, nhưng đối với Tiểu Mỹ thì khác, cô ấy thấy người cô ấy yêu nhất uống súp gà, cô ấy đã cười rất hạnh phúc, lòng cô ấy ngọt ngào biết bao, cô ấy cảm thấy mọi hy sinh đều xứng đáng, cô ấy làm mọi việc mà không hối tiếc.
Mọi người hãy nhận ra một sự thật, đừng quên rằng trong 5 năm đó, tất cả những gì cô ấy đã làm cho tôi, tôi chưa bao giờ ép buộc cô ấy làm, tất cả đều do cô ấy tự nguyện. Tại sao cô ấy lại tự nguyện làm? Bởi vì khi cô ấy hy sinh cho người mình yêu, cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Mọi người chú ý, câu này, tất cả những gì cô ấy hy sinh có thể khiến cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc, vì vậy từ góc độ ích kỷ của bản chất con người, tất cả những gì cô ấy hy sinh chỉ là để làm cho chính mình hạnh phúc mà thôi, bề ngoài cô ấy đã làm rất nhiều cho tôi, nhưng thực chất cô ấy chỉ làm vì hạnh phúc của chính mình.
Vì vậy, về mặt đạo đức, cô ấy là một người tốt, tôi là một kẻ tồi, nhưng sự thật là trong 5 năm đó, tôi đã sống trong đau khổ, trong khi Tiểu Mỹ có thể ở bên người cô ấy yêu, và còn có thể hy sinh cho người mình yêu nhất, cô ấy đã sống rất hạnh phúc trong 5 năm đó, vì vậy sự thật là tôi đã chịu đựng 5 năm đau khổ để cô ấy có được 5 năm hạnh phúc.
Mặc dù tôi không phải là một kẻ tồi như vậy, tôi cũng không ủng hộ hành vi như vậy của đàn ông, nhưng qua câu chuyện này tôi tin rằng mọi người có thể lần đầu tiên nhìn thấy sự thật của vấn đề, tại sao Tiểu Mỹ lại đau khổ, tại sao mọi người lại chửi tôi là một kẻ tồi, bởi vì đa số mọi người trên thế giới này đều sống trong một thế giới ngọt ngào hàng ngày, không biết gì về sự thật của bản chất con người.
Bản chất con người là ích kỷ, người nào hiểu được bản chất ích kỷ của mình thì có thể hiểu được bản chất con người, và chỉ khi hiểu được bản chất con người thì mới có thể đứng vững trên đỉnh.
Để đánh giá sự thay đổi giữa thiện và ác trong bản chất con người, ta cần dựa vào lợi ích. Khi không có mối quan hệ lợi ích, bản chất con người là thiện. Chỉ cần có lợi ích xuất hiện, bản chất con người là ích kỷ. Nếu lợi ích đủ lớn, bản chất con người sẽ trở nên ác.
Hãy kể một câu chuyện, mẹ tôi có sáu anh chị em, một chị gái, một em trai và ba em gái, và mẹ tôi năm nay đã 63 tuổi. Trong số họ, có bốn chị em đã mua một mảnh đất ở quê nhà để xây một tòa nhà, với hy vọng sống cùng nhau và tận hưởng niềm vui gia đình.
Nhưng họ cũng có một nỗi lo lớn, đó là sợ rằng việc sống chung lâu dài sẽ dẫn đến mâu thuẫn vì những chuyện nhỏ nhặt.
Mẹ tôi đã hỏi ý kiến của tôi, và tôi đã nói với mẹ rằng, các chị em đều sinh ra từ cùng một bào thai, và ngay cả người nhỏ nhất cũng đã qua tuổi không còn hoài nghi, vì vậy những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày, mọi người đều sẽ thông cảm cho nhau, và mẹ nên yên tâm sống hạnh phúc với họ trong những năm tháng cuối đời.
Khi tôi nói điều này với mẹ, bà ngoại của tôi đã mất vài năm và tài sản của bà đã được giải quyết. (Mặc dù bà ngoại không giàu có, nhưng một ngôi nhà cùng một số tiền mặt ở nông thôn vẫn là đáng kể), chính vì tài sản của bà ngoại đã được giải quyết, tôi tin rằng các chị em sẽ không gặp phải xung đột lợi ích lớn khi sống cùng nhau.
Nếu bà ngoại và tài sản của bà vẫn còn, tôi sẽ khó có thể dự đoán hậu quả, có thể họ sẽ xảy ra xung đột lớn vì điều đó. Thực tế, khi bà ngoại tôi qua đời vài năm trước, việc chia tài sản đã khiến họ không hạnh phúc, và một số chị em đã có mâu thuẫn, nhưng may mắn là không quá nghiêm trọng. Người gây ra mâu thuẫn nhiều nhất là chú tôi, vì chú là con trai.
Theo tư tưởng phong kiến của nông thôn, chú tôi nghĩ rằng tất cả tài sản của bà ngoại nên thuộc về chú. (Lưu ý: Bà ngoại tôi đã chia đều tài sản, và chú tôi chỉ nhận được một chút nhiều hơn), bà ngoại tôi đã nằm trên giường bệnh hơn một năm, và chú tôi không bao giờ đến thăm, cho đến khi bà qua đời, chú mới xuất hiện.
Các cô tôi rất tức giận, nhưng tôi biết rằng hành động của chú tôi phù hợp với bản chất con người, đó là bản chất tìm kiếm lợi ích và tránh tổn thất trong con người (Lưu ý: Hiện tại mối quan hệ đã được hàn gắn)
Vì vậy, dù là người thân, bạn bè, hay người yêu, dù họ có tốt đến đâu, bạn cũng không thể hoàn toàn tin tưởng họ, bởi vì một khi xảy ra xung đột lợi ích, những người này chắc chắn sẽ làm tổn thương bạn sâu sắc nhất. Càng có lợi ích lớn, bản chất con người càng trở nên ích kỷ, và khi sự ích kỷ đạt đến một mức độ nhất định, bản chất con người sẽ trở nên ác.
Nhìn vào tất cả các vị vua cổ đại tranh đấu, bạn không thể thấy bóng dáng của thiện, như cuộc đảo chính Huyền Vũ Môn của Lý Thế Dân, giết chết anh trai và em trai của mình, thậm chí Võ Tắc Thiên còn giết chết con đẻ của mình.
Triết lý sống “cửu tử nhất sinh”
Vào năm 1993, hai cậu bé 10 tuổi không học hành gì cả, quyết định bắt cóc một cậu bé 2 tuổi để chơi đùa, và cuối cùng đã tàn nhẫn giết chết cậu bé 2 tuổi đó. Sau đó, họ bị cảnh sát bắt giữ, trong đó một người tên là Jon đã thừa nhận không chối cãi về việc giết chết đứa trẻ.
Người kia lại đổ tất cả trách nhiệm lên Jon, tự mình thoát khỏi mọi tội lỗi, và thể hiện rõ ràng bản chất ích kỷ của con người, luôn tìm lợi ích và tránh hại.
Đây là vụ án giết người gây chấn động Liverpool, Anh, và sau đó câu chuyện này đã được chuyển lên màn ảnh, quay thành một bộ phim ngắn có tên “Detainment” và còn được đề cử giải Oscar.
Mọi suy nghĩ về thiện và ác của loài người đều bắt đầu từ ý niệm. Khi bạn cho rằng bản chất con người là thiện, bạn sẽ giả định rằng tất cả mọi người đều là người tốt. Khi bạn cho rằng bản chất con người là ác, bạn sẽ giả định rằng tất cả mọi người đều là người xấu.
Chẳng hạn, bạn biết 10 người bạn, nếu bạn giả định rằng tất cả 10 người họ đều là người tốt, bạn sẽ mong đợi họ đối xử tốt với bạn mỗi ngày. Nếu một ngày nào đó trong số 10 người bạn đó, có một người phản bội bạn, bạn chắc chắn sẽ không chịu đựng nổi nỗi đau, và cuộc sống như vậy sẽ khiến bạn sống trong đau khổ. Triết lý sống này được gọi là “cửu sinh nhất tử”.
Ngược lại, nếu bạn giả định rằng tất cả 10 người b���n đó đều không phải là người tốt, bạn sẽ không có bất kỳ kỳ vọng nào vào họ (Tôi đang nói về giả định trong lòng). Nếu một ngày nào đó bất ngờ có một người đối xử tốt với bạn, bạn sẽ cảm thấy như mình đã trúng số, và niềm vui bất ngờ này sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc. Triết lý sống này được gọi là “cửu tử nhất sinh”.
Tôi nhận thấy rằng đại đa số mọi người thích sống theo triết lý “cửu sinh nhất tử”. Giống như nhiều cặp vợ chồng khi kết hôn, họ thường giả định trước rằng cuộc hôn nhân của họ sẽ hạnh phúc, và cũng hứa hẹn với nhau về một tình yêu đẹp, sống bên nhau cho đến khi bạc đầu, không bao giờ chia ly. Nếu một ngày nào đó họ ly hôn, cặp vợ chồng này rất dễ trở mặt thành thù, ghét đối phương đến chết, và không bao giờ gặp lại nhau nữa.
Tôi khuyến khích những người kết hôn nên giữ tâm thế “cửu tử nhất sinh”, đừng để những câu chuyện tình yêu cổ tích làm mờ trí tuệ của bạn. Nếu ngay từ đầu bạn không giả định rằng mọi thứ sẽ hoàn hảo, thì việc ly hôn sẽ nằm trong dự đoán của bạn, và bạn sẽ không cảm thấy đau khổ. Nếu có thể sống bên nhau cho đến khi bạc đầu, đó sẽ là một điều bất ngờ, phải không?
Nhưng nói thật lòng, trên thế giới này không có mấy người có loại trí tuệ đó!
Người càng ích kỷ, cuộc sống càng hạnh phúc
“Bạn thật là ích kỷ”, câu nói này có quen thuộc không? Từ nhỏ đến lớn, mọi người xung quanh đều dạy chúng ta không được ích kỷ, trong tâm trí chúng ta đã gieo một hạt giống rằng ích kỷ là không tốt, là một từ mang nghĩa tiêu cực, khiến cho nhiều người không sống thật với bản thân mình suốt đời. Nhiều người làm mọi việc chỉ để người khác nhìn thấy, và còn nhiều người sống chỉ để làm vui lòng người khác.
Ví dụ, có người cười một cái cũng phải tự nhủ, không biết nụ cười đó có làm người khác cười không, nụ cười đó có đẹp không, có phạm phải điều gì không đúng đắn không. Làm ơn, hãy cười cho chính mình một lần, nếu không một ngày nào đó rời khỏi thế giới này, bạn sẽ không còn cơ hội nữa. Còn một câu nói nữa, “chết vì danh dự, sống trong đau khổ” là hình ảnh của đa số mọi người, muốn danh dự là sống vì người khác, sống trong ánh mắt của người khác.
Hãy kể cho mọi người nghe một ví dụ, một lần tôi về quê, có một buổi họp lớp, mọi người cùng nhau ăn một bữa cơm, chúng tôi chọn một nhà hàng. Lúc đó, có một bạn học lập tức lấy điện thoại ra gọi điện đặt chỗ ở nhà hàng, cả quá trình gọi điện diễn ra như thể bạn ấy có mối quan hệ kinh doanh lớn với chủ nhà hàng vậy. Lúc đó, nhiều bạn học đã bị bạn ấy thu hút, trong lòng nghĩ rằng bạn học này có mối quan hệ rộng lớn, tùy tiện tìm một nhà hàng nào cũng quen biết, thật là có uy tín. Khi chúng tôi đến nhà hàng, cả nhà hàng trống trải, chỉ có một bàn của chúng tôi ăn, bạn nói bạn học đó không phải là làm việc vô ích sao?
Nói thật lòng, trong thế giới của tôi, người như vậy sống thật mệt mỏi, hoàn toàn sống vì người khác, tôi là người rất đơn giản, muốn cười thì cười, muốn khóc thì khóc. Tôi cười hay khóc đều là để làm cho mình thoải mái, tôi không quan tâm người xung quanh có thoải mái hay không.
Cấp độ cao nhất của Phật giáo nói rằng “minh tâm kiến tánh” , ý chỉ là sự hiện hữu của bản tánh tự thân. Chẳng hạn, khi bạn từ 1-3 tuổi, gần như chưa hề bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh, mọi hành động của bạn đều xuất phát từ suy nghĩ của chính mình, đó chính là sự hiện hữu của bản tánh tự thân.
Bạn có thể nhớ lại một chút, 3 tuổi của bạn tuyệt vời như thế nào, không sợ trời, không sợ đất, cảm thấy thế giới này là của bạn, bạn có thể làm được mọi thứ. Khi lớn lên, sau khi trải qua sự giáo dục sau khi sinh, bạn không còn là bạn của trước kia nữa, bạn đã trở thành một robot, làm bất cứ điều gì người khác làm, mỗi ngày lặp lại, bởi vì bản tánh ích kỷ đã nhạt nhòa.
Các bạn có biết tại sao con người sợ chết không?
Lý do con người không nỡ từ giã cõi đời này là bởi vì họ còn lưu luyến những điều tiếc nuối. Nếu một người sống cả đời không có điều gì tiếc nuối, khi họ rời đi chắc chắn sẽ là với tâm trạng thanh thản; nếu còn tiếc nuối, làm sao bạn có thể buông bỏ?
Vì thế, người sống vì người khác không thể không có tiếc nuối. Mọi người ạ, cuộc đời này như một chuyến tàu đơn hành trong hành lang của cuộc sống, ích kỷ một chút và sống thật tốt cho chính mình một lần, khi rời đi không để lại tiếc nuối, bởi bản chất con người là ích kỷ, bạn chỉ cần thể hiện nó một cách hoàn hảo hơn một chút là được.
Lý thuyết tiến hóa về bản chất ích kỷ của loài người
Hãy để tôi chia sẻ một câu chuyện, một bà mẹ đơn thân nghèo khó nuôi hai đứa trẻ, một đứa 9 tuổi, một đứa 8 tuổi. Hai đứa trẻ co ro trong nhà chờ mẹ, chúng lạnh và đói, ôm chặt lấy nhau để sưởi ấm. Mẹ của chúng đã đi ra ngoài cả một ngày, chúng rất nhớ mẹ, và càng nhớ hơn là thức ăn mà mẹ mang về.
Kể từ lần cuối cùng ăn uống, đã là 2 ngày trước đó, khi ấy mẹ mang về hai quả lê. Hai anh em nhường nhịn nhau một vài lần, hai quả lê được chuyền qua lại giữa hai bàn tay của chúng, cuối cùng anh trai ăn quả to hơn và em trai ăn quả nhỏ hơn. Mẹ của chúng ngồi bên cạnh, nở nụ cười trên khóe miệng, bà luôn dạy bọn trẻ phải nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau, và bọn trẻ cũng vâng lời, ngay cả khi rất đói, chúng cũng không tranh giành đồ ăn.
Bất ngờ, cậu con trai lớn đưa quả lê cho mẹ và nói: “Mẹ ơi, mẹ cũng ăn một miếng đi”, cậu con trai nhỏ cũng giơ quả lê lên. Đôi mắt người mẹ ướt đẫm, mẹ nói: “Con yêu, mẹ không đói, các con cứ ăn đi”. Hai đứa trẻ nhìn nhau và tiếp tục ăn, ăn với những miếng to hơn.
Mẹ của chúng quay đi, nước mắt rơi xuống, nhớ lại mẹ mình cũng luôn giữ những điều tốt nhất cho mình, nhớ lại tất cả những gì mẹ đã làm cho mình. Bên ngoài gió lạnh thổi, và lúc này mẹ trở về, đứa trẻ nhìn chằm chằm vào chiếc bánh mì trên tay mẹ, và kêu to:“Mẹ…!”
Câu chuyện ấm áp này, bạn có thể thấy được bản chất ích kỷ của con người không? Bạn có thể thấy được bản chất ích kỷ của trẻ khi nhìn thấy bánh mì không? Dù được giáo dục như thế nào đi nữa, bản chất con người không bao giờ thay đổi.
Phân tích tiếp theo có thể sẽ rất khắc nghiệt, nhưng đó là sự thật, sự ích kỷ của con người có hai loại: vật chất và tinh thần. Sự ích kỷ về vật chất là “người chết vì tiền, chim chết vì mồi,” còn sự ích kỷ về tinh thần, bạn có thể thường xuyên nghe thấy câu nói “Bạn chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình, bạn có bao giờ nghĩ đến cảm xúc của tôi không!” Sự ích kỷ về tinh thần là việc tận hưởng niềm vui nội tâm của bản thân.
Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy, từ phút đầu tiên nhìn thấy mẹ, điều đầu tiên hai anh em nhìn thấy là thức ăn, bởi vì họ thực sự rất đói, và sự nhường nhịn của họ chỉ là do sự giáo dục của mẹ và đạo đức xã hội. Có người sẽ nói, đó là bản năng sinh tồn khi đói, bạn nói không sai, điều đó càng chứng minh bản chất con người là ích kỷ. Con người sinh ra là để ích kỷ, dù là bản chất con người hay bản năng sinh tồn, để tồn tại, chúng ta sẽ tự nhiên loại bỏ đối thủ.
Có người sẽ nói, hai đứa trẻ trong câu chuyện cũng nhường nhịn lẫn nhau, cũng đưa lê cho mẹ ăn, nếu bản chất họ là ích kỷ, thì qua giáo dục không phải cũng đã thay đổi sao? Sai rồi, bản chất ích kỷ của con người không thể thay đổi, sự thay đổi chỉ là: từ sự ích kỷ cấp thấp chuyển sang sự ích kỷ cấp cao hơn! Qua giáo dục, họ đã nhận ra giá trị của sự nhường nhịn và tình yêu, hành động của họ chỉ là nhu cầu tình cảm nội tâm của họ, làm như vậy khiến họ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Sự thoải mái và hạnh phúc này chính là sự ích kỷ mà họ muốn thỏa mãn nội tâm, dù bạn có nghĩ cho người khác đến đâu, cũng đều dựa trên một số nhu cầu và mục đích của bản thân, chỉ là mức độ che giấu khác nhau.
Một người giúp đỡ người khác, ngoài việc làm điều tốt cho người khác, thực chất là đang thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân là một người tốt. Bạn còn nhớ câu nói này không, “Giúp người là cội nguồn của niềm vui!” Điều đó có nghĩa là, khi bạn giúp đỡ người khác, bạn sẽ cảm thấy vui, và niềm vui đó chính là sự ích kỷ mà bạn nhận được.
Hãy lấy một ví dụ, khi bạn thấy một người lãnh đạo có tầm nhìn lớn, người đó cũng rất tốt, luôn nghĩ cho người khác. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao anh ta lại tốt với người khác như vậy không?
Anh ta tốt với người khác, chính là vì mong muốn những người này có thể đền đáp lại anh ta sau này, phải không?
Bạn có thể nói rằng có người làm việc tốt mà không để lại tên tuổi, không mong đợi bất kỳ sự đền đáp nào. Nếu bạn dám nói như vậy, tôi muốn hỏi bạn làm thế nào bạn biết về những người này.
Chẳng hạn, bạn giúp đỡ một người hôm nay, bạn không mong đợi bất kỳ sự đền đáp nào từ họ, nhưng khi bạn giúp đỡ họ, bạn cảm thấy rất vui trong lòng, và niềm vui đó chính là sự ích kỷ của bạn, cũng là phần thưởng lớn nhất cho bạn.
Nhiều người cho rằng tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô tư. Là cha của hai đứa trẻ, tôi sẽ nói về cảm xúc của mình. Con gái thứ hai của tôi đã chào đời, chúng tôi chăm sóc cô bé mỗi ngày mà không mong đợi bất cứ điều gì, nhưng tất cả mọi người trong gia đình đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Chú ý rằng, chúng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, và niềm hạnh phúc đó chính là sự ích kỷ về cảm xúc khi chúng tôi dành tất cả cho cô bé. Yêu con gái tôi không phải vì cảm xúc của cô bé, mà vì cảm xúc của chính chúng tôi. Tất nhiên, tình yêu “ích kỷ” này có lợi cho con cái, điều này không cần phải nghi ngờ.
Gần đây tôi đã trải qua một sự kiện có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi, tôi muốn chia sẻ để mọi người cùng học hỏi.
Con trai của một người bạn tôi bị bệnh, không phải là bệnh nhẹ mà khá nghiêm trọng. Là bạn, tôi chắc chắn phải đến thăm. Khi tôi đến, người bạn của tôi liên tục khóc. Là bạn, tôi chắc chắn phải an ủi cô ấy, tôi nói: “Không ai muốn con mình như vậy, nhưng việc bạn khóc cũng không giải quyết được vấn đề, khóc quá nhiều cũng làm tổn thương cơ thể của bạn, tôi tin rằng con bạn cũng không muốn thấy kết quả như vậy”.
Có người tin vào bản chất tốt của con người, có người tin vào bản chất xấu, nhưng tôi luôn tin vào bản chất ích kỷ của con người. Khi tôi thấy người mẹ này khóc vì đứa trẻ, tôi cảm thấy cô ấy hoàn toàn không có bất kỳ yếu tố ích kỷ nào, tôi còn nghi ngờ liệu lý thuyết về bản chất ích kỷ của con người có chút vấn đề không?
Và rồi người mẹ đó đã trả lời một câu khiến tôi giật mình, nếu tôi nói ra, chắc chắn cũng sẽ làm bạn giật mình, cô ấy nói: “Lão Hạo, tôi hiểu những gì bạn nói, nhưng khi tôi khóc ra, tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút…”
Mọi người, hãy suy ngẫm về câu nói này, đây là lời cô ấy tự nói, cô ấy nói rằng khi cô ấy khóc ra, cô ấy cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Cô ấy khóc ra để cảm thấy dễ chịu hơn, vẫn có yếu tố vì bản thân. Bản năng con người tự động sẽ giúp bạn ích kỷ, yêu thương con cái là thật, làm cho bản thân dễ chịu hơn cũng là thật.
“Làm cho bản thân dễ chịu hơn” – câu nói này bạn hãy suy ngẫm, khi nào bạn hiểu được câu nói này, bạn đã có khả năng kiểm soát bản chất con người rất mạnh.
Tất nhiên, sự ích kỷ cũng có nhiều cấp độ khác nhau, không phải chỉ quan tâm đến bản thân là ích kỷ, làm tốt cho người khác, mong đợi sự đền đáp trong tương lai cũng là sự ích kỷ, hy vọng bạn có thể có sự ích kỷ ở cấp độ cao hơn!
11 notes · View notes
spyxfamilyanalysis · 4 months ago
Text
Spy × Family analysis (Vietnamese)
Phân tích tất cả các tập có phụ đề tiếng Anh của anime~
Mình quyết định quan sát và phân tích bộ anime nổi tiếng hiện nay Mùa xuân 2022 SPY × FAMILY. Sau bài đăng trước đó của mình, mình tiếp tục xem các tập phim, bắt đầu suy nghĩ về việc phân tích chúng và xem liệu có bất kỳ sự tiết lộ hoặc sự thật thú vị nào không.
Bài đăng chính này gồm có: bài phân tích đầy đủ của các tập; sự thật và ý kiến cá nhân ​​về các chương & bộ phim, nhân vật, các cặp ghép đôi (nếu có); các biểu mẫu để hỗ trợ hoạt động của blog (hiện đã đóng); bức vẽ của tôi; câu trả lời cho hộp hỏi; yêu cầu trợ giúp & hướng dẫn, cũng như những nội dung khác.
Spy × Family: Mùa 1, 2, và Phim dài
Tập phim/ Nhiệm vụ
Mùa 1: 25 tập: 1-25
Mùa 2: 12 tập: 26-37
Chiến dịch Strix [phần 1] [phần 2.1] [phần 2.2] [phần 2.3]
Bảo vệ (Tìm kiếm) người Vợ [phần 1] [phần 2.1] [phần 2.2]
Chuẩn bị cho Kỳ thi Tuyển sinh
Phỏng vấn vào Ngôi trường Danh giá
Đậu hay Rớt
Chiến dịch Bạn bè
Mục tiêu: Người con thứ
Chiến dịch che đậy của Cảnh sát Bí mật
Thể hiện bạn yêu đến nhường nào
Kế hoạch trò chơi Bóng né Vĩ đại
Ngôi sao Stella
Công viên Cánh cụt
Thí nghiệm Apple (Táo)
Giải giáp Quả bom Hẹn giờ
Thành viên Mới trong Gia đình
Căn bếp của Yor/ Kế hoạch Lãng mạn Vĩ đại của Người cung cấp thông tin
Tiến hành kế hoạch Chim ưng/ Quý cô "bền như sắt"/ Cơm trứng Omurice❤️
Người chú Gia sư/ Điệp viên Daybreak (Bình minh)
Âm mưu Trả thù nhà Desmond/ Mẹ trở thành cơn Gió
Điều tra Bệnh viện Đa khoa/ Giải mã bộ mã khó hiểu
Điệp viên Nightfall (Màn đêm buông xuống)/ Cú đấm Khởi đầu sự Ghen tuông
Giải đấu Quần vợt Ngầm: Nhà Campbelldon
Con đường Vững chắc
Vai trò của người Mẹ và Vợ/ Mua sắm cùng Bạn
Cuộc gặp mặt Đầu tiên
Theo dõi Cha và Mẹ
Chiến lược sống sót của chú chó Bond/ Chuyến đi Nghiên cứu Thực địa của Damian
Nhiệm vụ và Gia đình
Sự hiểu biết về Bánh ngọt/ Kế hoạch Lãng mạn Vĩ đại của Người cung cấp thông tin phần II
Kế hoạch Vượt Biên giới
Chuyến tàu Du lịch Sang chảnh Đáng sợ
Nhiệm vụ này là Vì Ai?
Bản hòa tấu trên con Thuyền
Bàn tay tiếp nối Tương lai
Tận hưởng Khu nghỉ dưỡng Trọn vẹn nhất/ Khoe mẽ về Ngày nghỉ
Berlint chìm trong tình yêu/ Cuộc sống đời thường của Nightfall
Là một phần của Gia đình
Bộ phim: Spy × Family Mã: White (Trắng) (Nhật Bản: 22/12/2023, khởi chiếu tại rạp ở Hoa Kỳ (và phần còn lại của Bắc Mỹ): 19/04/2024)
Thông tin & Ý kiến: first announcement, second announcement, (1), (2), (3), (4), spoilers for (5), (5) Twilight/ Loid Forger (Part 1), (6), (7) Twilight/Loid Forger (Part 2), Chapter 96 opinion, Chapter 97 & 98 (Part 1)
Biểu mẫu: Spy x Family analysis: A small survey/Đóng/, SPY x FAMILY: Questions of choices~ /Đóng/
Bức vẽ: Christmas 2022 Thank you 37 followers, Christmas 2023 (main blog), Update my OC in spies (Spoilers), Spoilers OCs: hair colors, Post before official art coming out
Bầu chọn: Anya Forger or the Garden, OC art spy edition, Spoilers OCs: hair colors
Yêu cầu trợ giúp: Drafts posts & Art collaborations!!!
Hướng dẫn nếu bạn không nhấn được đường dẫn
Hộp hỏi: The Desmonds and Project + addition in reblog
Thông báo quan trọng mà có thể ảnh hưởng đến tương lai mình
Mình đã thêm đường dẫn các bài viết ở trên để các bạn có thể tìm kiếm dễ dàng hơn. Ngoài ra, vui lòng xem các bài đăng reblog (xem lại) khác từ những người hâm mộ Spy × Family khác vì họ cũng đi sâu vào anime và manga cũng như "đóng góp" cho Thế giới nghệ thuật Anime bằng các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của Spy × Family.
Cảm ơn các bạn vì 118 người theo dõi nhen!~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Lời chia sẻ từ tác giả (là tui í chứ ai :))) ): Tui chưa có dịch toàn bộ các bài đăng trên của đường link sang tiếng việt, nên chỉ có cái bài ghim là có, còn các bài đăng tui phân tích trên thì chưa chắc là có làm hay hong nữa...
(English ver.) From the author (me duh)'s words: I haven't fully translated the links' post into Vietnamese, so only the pin post is translated, for the analysis posts, I'm not sure if I will translate...
---------------------------------Surprises----------------------------------
If pin post reaches 10 likes/ 5 reblogs, I will translate link posts into Vietnamese
When it reaches 15 likes, I will translate into other languages, you decide in the comment section~
20 likes, and I will show you spoilers of some good stuffs I've been working on...
Also, I'm currently choosing some majors for my universities for signing up my wishes (?)
6 notes · View notes
chuyen-cua-gio · 1 year ago
Text
Tumblr media
VIÊN NGỌC QUÝ: 12 NHÂN DUYÊN TRONG ĐẠO PHẬT
(12 nhân duyên tùy ý đoạn được một cái nào thì các cái kia đều tan rã)
Nhân là đưa đến kết quả (năng sanh). Duyên là giúp nhân thành quả (sở sanh). 12 nhân duyên còn gọi là 12 hữu chi (có cành nhánh), 12 trùng thành (gặp nhân duyên tạo thành), 12 kinh cước (chỉ móc nối với nhau), 12 liên hoàn (liên đới và trở lại). Tùy khả năng đoạn một khoen là cả vòng 12 khoen tan rã. Sao mai vừa mọc ngày mồng 8 tháng 12, Bồ tát Cồ Đàm chứng ngộ Lý Duyên khởi tức 12 nhân duyên này. Từ đó, Ngài dùng ánh sáng duyên khởi làm đuốc soi đường, mở cửa bồ đề cho thế gian chúng sanh. 12 vòng (khoen) nhân duyên là:
1. Vô minh
2. Hành
3. Thức
4. Danh sắc
5. Lục nhập
6. Xúc
7. Thọ
8. Ái
9. Thủ
10. Hữu
11. Sanh
12. Lão tử
Chúng ta hiểu từng nhân duyên như sau.
1. VÔ MINH
Vẽ hình ảnh bà già mù chống gậy đi trong rừng xương. Rừng xương vì xương sống, xương sườn chúng ta đã bỏ từ bao kiếp luân hồi. Mù là không sáng, khởi niệm quên lửng chân không diệu tánh. Rừng là cũ kỹ, rậm rạp là nhiều. Con đường toàn xương chúng ta đã đi từ vô thủy, chúng ta đã biết chán chưa? Chúng ta còn đăm đăm trước mắt chuyện con rắn, heo, gà trước mắt. Còn tham lam, giận hờn cả ngày, đâu có thời gian nhận được mình là bà già mù đi trong rừng xương.
Quán duyên khởi, thấy mối tương quan của vạn pháp, huyễn sanh, huyễn diệt. Người có trí biết thương kẻ đồng nghiệp, tha thứ khoan dung những mê dại. Một lòng từ bi hỉ xả để độ tha. Vô minh là khởi niệm khiến quên mất chân tánh và mất sự sáng suốt của trí tuệ. Do vô minh nên mới tạo nghiệp thiện hay ác để tiếp nối vòng luân hồi sanh tử là hành. Cho nên vô minh (là hoặc, nhân) duyên hành (nghiệp, quả).
Thập triền (phẩn, phú, hôn trầm, thụy miên, hỷ du, trạo cử, vô tàm, vô quý, khan và tật đố). Triền là dây trói buộc chúng sanh, khiến chúng ta không ra khỏi sanh tử được mà bị ràng buộc hoài, không thoát khỏi được sợi dây ái nhiễm, dục nhiễm mà được lên bờ giải thoát an lạc. Thập triền này là thức ăn của vô minh. Khi vô minh bị đoạn trừ thì minh khởi.
Chúng ta cần phải làm giàu trí óc mình, thay đổi hiểu biết và chuyển hoá mình bằng những kho tàng tri kiến của các bậc cổ đức, cần mở mang và hoàn thiện tâm hồn bằng những dấu vết bước đi của người xưa. Chìa khóa hạnh phúc là tánh giản dị. Do đây ta có đầu óc rảnh rang để lo sự nghiệp tâm linh, không chăn ba con gà, rắn và heo nữa.
2. HÀNH
Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: nếu mình nói hay hành động với tâm thanh tịnh hay ô nhiễm thì an vui hay khổ não sẽ theo liền với mình như bóng theo hình hay như bánh xe lăn theo dấu chân con bò.
“Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Ta nói hay hành động
Khổ não sẽ theo ta
Như bánh xe lăn theo
Bước chân của con bò.” [26]
“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Ta nói hay hành động
An vui sẽ theo ta
Như bóng chẳng rời hình.”[27]
Như anh thợ gốm đang nắn chiếc bình. Nắn khéo thì bình đẹp (thanh tịnh). Vụng thì bình méo (ô nhiễm). Hãy nắn cẩn thận tức là chính thân miệng ý hiện tại đang tô điểm hoặc bóp méo tương lai của chúng ta. Lành thiện thì cuộc đời mai sau sẽ huy hoàng. Mê dại xấu ác thì thảm hại đáng thương đang chờ đợi, tức hành vi hiện tại đem quả báo mai sau nên Hành duyên Thức, nghĩa là những hành vi hiện tại có năng lực tiềm ẩn, điều khiển thúc đẩy tâm thức trong chiều sâu, để dẫn dắt hữu tình đi đến tương lai. Nghiệp thường xuyên thay đổi theo tâm biến hoá của mình như người thợ tùy sở thích mà nắn vạn hình thiên kiểu.
Nương lời dạy của Đức Phật, biết rõ hành uẩn duyên sanh, vô thường vô ngã, nhờ định lực, hành vô hành, đắc vô đắc, có thể dừng bước trên con đường sanh tử vô tận. Kinh Tương Ưng III, Phẩm Tham Luyến[28] , Đức Phật dạy: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành. Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt. Đây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.”
Đức Phật dạy sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc t�� và pháp tư là tâm suy nghĩ về sắc thanh hương vị xúc pháp, 6 trần gọi là Hành. Tư là động lực đưa đến tái sanh, tức là tùy bàn tay khéo vụng mà thành bình đẹp xấu. Ý nghiệp là căn bản sanh tử. Tâm trong sạch là gốc giải thoát. Ý thanh khiết là nền tảng tiến hóa. Ý nghiệp niệm niệm phan duyên, kích động sáu căn, dung thông khắp cơ thể. Bao nhiêu nghiệp thiện ác nặng nhẹ, ý đều làm chủ. Ý nghiệp vi tế rất khó khăn cho chú mục đồng chăn giữ. Chúng ta phải tự điều phục tâm mình như Kinh Pháp Cú dạy:
“Người dẫn thủy, dẫn nước;
Kẻ làm cung, nắn tên;
Người thợ mộc, uốn ván;
Bậc chí thiện, tự điều.”[29]
Tâm ta như một dòng sông. Sự chuyển động của dòng sông là tổng hợp của tất cả những chuyển động từng giọt nước. Cũng thế, tâm chúng ta là một chuỗi thiện ác, vui buồn yêu ghét. Sự liên tục xê dịch, đổi dời, triền miên chuyển động biến hóa này là Hành ấm. Rời các niệm tưởng suy nghĩ không có hành ấm nên nói hành vô ngã.
3. THỨC
Tranh vẽ cảnh chú khỉ nhảy từ cành này sang cành khác. Cành cũ (nghiệp cũ) đã khô cằn, cành mới trĩu đầy quả (có thể lành hay độc). Tâm thức thật thể ở khắp pháp giới nhưng vì vô minh cứ gặp cảnh là thọ khổ vui, khởi yêu ghét. Không ngờ đã mắc chỗ đầu thai đem đến danh sắc. Thân sau gọi là tái sanh. Thân này là hậu quả của năm uẩn cũ. Thần thức theo nghiệp chịu báo tái sanh để đền ơn hay trả oán hoặc hưởng phước hoặc chịu tội gọi là thức duyên danh sắc.
Tâm thức là một chuỗi biến đổi duyên sanh làm sống bào thai và là cái biết của sáu giác quan sau này. Nếu định nghiệp sắp làm con trai thì thân trung ấm dấy niệm thương mẹ. Nếu là con gái thì thân trung ấm dấy niệm thương cha. Nhơn lòng yêu làm hạt giống, nạp tưởng điên đảo nên thai để gá vào mẹ, nên nó là hành duyên thức. Cái hành nó chuyền níu qua thức.
Khi thần thức hoan hỉ với lúc cha mẹ giao hợp, ba hơi nóng hay điểm này (cha, mẹ, trung ấm) nhập cục với nhau như một điểm hồ đặc ở trong tử cung. Thức ấy là tinh thần; tinh cha huyết mẹ là vật chất. Bấy giờ trong bào thai có ba nguyên tố là mạng sống, hơi ấm của ba lửa (cha, mẹ, thần thức) và thức: tánh biết, tánh Phật mà khi cuộc vào thân người thì gọi là thức A-lại-da. Khi đầu thai, thức này đến trước nhất, rồi lần hồi nảy sanh bảy thức kia. Thức tâm là danh (phần vô hình), phôi thai là sắc (hữu hình) nên bảo thức duyên danh sắc, thức leo qua danh sắc.
Lớn lên khi sáu căn tiếp xúc sáu trần sinh phân biệt sáu thức. Nếm mật ong thì ngon ngọt, ăn ‘cơm không’ ta thấy vị lạt nhạt nhẽo. Các thực phẩm mỗi thứ, một vị nhưng khi bài tiết ra, chúng chẳng khác nhau. Cái tô so với cái tách là lớn nhưng so với cái chậu lại bé. Tâm phân biệt theo nghiệp mà nhuốm màu vạn vật. Thế giới sáu trần chính nó tạo ra toàn những bất đồng. Đường ngọt, muối mặn, khổ vui, động tĩnh chung quy cũng chỉ là nhân duyên sanh nên vô ngã, vô thường, khổ và không. Chỉ cần chúng ta luôn tự chủ và sáng suốt. Những cảm giác khởi lên chúng ta ghi nhận, biết rồi để mặc chúng tan đi với tánh cách vô thường của chúng. Vọng tâm như con khỉ nhảy nhót, ưa thích rồi chán bỏ, rồi lại ưa thích rồi lại chán bỏ… giác quan tiếp xúc sự vật. Yêu và ghét phát sanh. Thế là có anh si mê đứng đấy. Nhưng với chánh niệm thì đấy là lúc trí tuệ phát sanh. Bắt buộc phải có mặt ở một nơi mà các giác quan bị quấy rầy. Đừng ngại, giác ngộ không có nghĩa là điếc hay mù, chỉ cần chánh niệm, không dính mắc. Bản chất là ảo ảnh nên sáu trần tự trôi qua. Điều cần yếu là phải học cách kiểm soát và làm chủ con khỉ. Tám thức phân biệt tài tình tuyệt diệu.
1. Nhãn thức tâm vương là chủ tể biến ra thế giới màu sắc, hình tướng.
2. Nhĩ thức tâm vương biến ra thế giới âm thanh.
3. Tỵ thức tâm vương biến ra thế giới thơm hôi.
4. Thiệt thức tâm vương biến ra thế giới ngọt chua.
5. Thân thức tâm vương úm bala biến ra thế giới nóng, lạnh, trơn và rít.
6. Hoàng đế ý thức tâm vương tài ba lanh lẹ, quán xuyến vào các pháp trần, chiếu rọi quá khứ, hiện tại, vị lai và thống lý cả năm quốc gia trên.
Năm thức trên tuần nghiệp theo duyên biến ra năm trần cảnh, kiến hoặc chấp năm trần là thật. Ý thức phân biệt xấu đẹp hay dở là tư hoặc. Kiến hoặc, tư hoặc là gốc trầm luân. Ai chăm quán vô ngã, vô ngã sở thì ý thức chuyển thành Diệu quan sát trí, mở đường cho tạng thức trở về đại viên cảnh trí, thành chánh đẳng chánh giác.
Thật ra nhãn thức không nhìn thấy cảnh bên ngoài đâu.
a. Thần kinh: ta đang nhìn sự vật ở thần kinh trong con mắt. Do ánh sáng mặt trời chiếu vào bông hoa ở ngoài vườn, phản chiếu qua con ngươi vào thị giác thần kinh.b. Bóng ảnh: tâm liền thấy một bóng ảnh gọi là nhãn thức đã sanh.c. Bóng ảnh theo nghiệp người: theo nghiệp người, cha mẹ, gia đình, nhà trường đã dạy ta gọi là hoa vạn thọ…Trước kia ta yên chí là ta thấy bông hoa thật ở ngoài vườn. Đâu ngờ mình chỉ thấy bóng ảnh ở thần kinh của nghiệp người, theo duyên hiện lên gọi là nhãn thức sanh; rồi lại theo duyên tan đi, gọi là nhãn thức diệt.
Bóng ảnh này không phản ảnh trung thành sự thật đâu. Nó theo duyên ánh sáng mặt trời, giả hiện trong lòng mắt đang tối của loài người. Mắt cua tròn xoe lồi ra ngoài hẳn lãnh tia sáng một cách khác. Bông hoa hiện lên hẳn cũng phải là một hình sắc khác. Các công nghệ sản xuất gương hiện nay minh chứng điều đó cảnh vật tuần nghiệp phát hiện. Thế cho nên, nhãn thức hư vọng vô ngã và nhãn thức hư vọng thế nào thì năm thức kia cũng vậy.
4. DANH SẮC
Phật dạy vẽ một chiếc thuyền đang chở bốn thùng đồ vật (đất, nước, gió và lửa). Vọng thân như con thuyền đang trôi trên dòng sông sanh tử. Danh là tâm (sắc là đất nước gió lửa) chính những yêu ghét mừng giận của chúng ta hàng ngày đưa chúng ta đi đầu thai, như khỉ theo nghiệp leo trèo mà có lên hay xuống. Đức Phật gọi bào thai là danh sắc.Tâm là danh, người chèo lái con thuyền tức thức A-lại-da. Một khi thân đã thành tựu hoàn mãn rồi, thức này sẽ lần hồi nảy sanh bảy thức kia. Cái nghiệp (vọng thân) của mình như thuyền đang trôi trên dòng sông sanh tử. Có Danh Sắc bào thai thì có sáu căn. Nên danh sắc duyên lục nhập.
5. LỤC NHẬP
Lục Nhập là sáu căn (bào thai hoàn mãn ra khỏi bụng mẹ). Phật dạy vẽ nhà có sáu cửa vì sáu trần sẽ từ sáu căn đi thẳng vào tâm.Căn nhân trần phát ra cái biết và trần nhân căn mới có tướng hiện; từ đó thức phân biệt là đầu mối chia chẻ nhị biên, khiến ngã tánh sai lầm mọc rễ. Chủ thể nhận thức (tâm) và đối tượng nhận thức (cảnh) dựa nhau đồng khởi là do môi giới sáu căn. Kinh Lăng Nghiêm[30] , mười phương Như Lai khác miệng đồng lời xác nhận rằng: “Đầu nút câu sanh vô minh khiến luân hồi sanh tử chính là sáu căn, cho nên y sáu căn mà cởi gỡ thì được tịch thường đạo quả an vui giải thoát” (Tri kiến lập tri tức vô minh bản; tri kiến vô kiến tư tức Niết bàn). Thế thì sở dĩ bây giờ chúng ta là chúng sanh và Phật là bậc thánh vì ngài khi sáu căn tiếp xúc sáu trần thì không khởi niệm, còn mình thì mở tung các căn như căn nhà mở toang các cửa để thu nạp và lãnh trần cảnh, rồi tính toán khôn dại, hơn thua, lợi hại. Thế là vô số tham, sân, si khởi dậy và tạo ra nghiệp sát, đạo, dâm, vọng…Do có sáu căn mở toang tiếp cảnh ngoài nên có xúc chạm, vì thế lục nhập duyên chuyền níu qua xúc.
6. XÚC
Căn trần xúc chạm (mắt xúc trần, tai xúc thanh, mũi xúc hương, lưỡi xúc vị, thân xúc chạm và ý xúc pháp) nhưng nguy hiểm nhất là nam nữ hai thân xúc chạm. Đây là nguồn chảy thành biển trầm luân sanh tử thế gian. Thân này là quả của dục nhiễm. Rồi trong lúc có thân, chúng ta lại tiếp tục tạo vô số các nhân mới để tạo quả vị lai. Hàng ngày yêu thích cái áo này, ký tên với cây viết này mới chịu, làm việc với người mình hạp, chỉ thoả mãn với món ăn mình thích, chỉ nói chuyện hay email với người mình ưa… những việc nho nhỏ đó đều biểu lộ chủng tử lòng ái nhiễm, lòng tham ái của con gà hay bồ câu và ta cứ vô minh, vô tình hay cố ý tạo những hạt giống chủng tử đó.
Thế nên bổn phận đầu tiên của người xuất gia là hộ sáu căn (hộ mắt đừng để thấy sắc ái nhiễm, hộ tai đừng nghe tiếng bậy, hộ lưỡi đừng thốt lời ám muội, hộ mũi đừng ngửi hương son phấn, hộ thân đừng đam mê xúc chạm, hộ ý đừng để tư tưởng bất chính khởi lên). Quán thân do bốn đại đất nước gió lửa giả hợp, không ta, không người, không thọ và không mạng. Sự xúc chạm là pháp không có. Chỉ có sự có mặt hai duyên căn trần. Rộng quán sát sẽ thấy tất cả vạn pháp đều không tự có. Thực sự chỉ là sự có mặt của duyên. Ai am hiểu sự thật này là hiểu Phật pháp. Không nhận thức được thật tướng của các pháp, không thấu đáo được chân tướng của chính mình, không có chánh kiến là vô minh. Bà già mù vô minh vẫn ngự trị muôn loài cho tới bao giờ chúng ta chịu mở mắt theo ánh sáng giác ngộ của Như Lai.
7. THỌ
Hàng ngày chúng ta thọ cơm, thọ nước uống, thọ dưỡng khí vào, thọ hơi ấm mặt trời. Rồi chấp thủ đất, nước, gió, lửa vô thường này là ta. Thân kiến là gốc tất cả tà kiến. Cho thân là ta nên mỗi khi căn chạm cảnh, tâm liền thọ trần mà có khổ vui. Tất cả chỉ có thọ ấm vọng lãnh nạp hư phát minh mà thôi. Thọ uẩn là yếu tố kích thích, trói buộc và sai sử chúng ta rõ ràng nhất.
Thọ thì khổ vì có nhận lãnh là có khổ. Thọ thân này là thân riêng của ta. Thọ tâm này là tâm riêng của ta là cái thọ đầu tiên để từ đó có những cái thọ khác. Nào là thọ cái ăn, thọ cái mặc, thọ cái ở, thọ sắc, thanh, hương, vị, xúc, thọ những cái làm ta thích thú, thọ những cái cần thiết, thọ những cái không cần thiết, rồi thọ những cái xa xỉ, thọ những cái thừa thãi, vô ích vì thói quen góp nhặt tham lam không thể bỏ qua. Mỗi chúng sanh, mỗi cuộc đời là một chuỗi những thọ nhận liên tiếp.
Thọ cuộc đời là một trường đau khổ (khổ đế: tám khổ). Còn nhiều nỗi khổ khác do thọ mà ra như nhận được một cái quý thì nơm nớp sợ mất, lo giữ nhưng chắc gì còn với mình. Người giàu sợ mất của. Người có địa vị sợ mất địa vị. Người có người yêu sợ mất người yêu. Người có danh vọng sợ mất danh vọng. Thọ thuận thì vui. Thọ nghịch thì khổ. Thọ không thuận không nghịch thì si. Đây là lạc thọ, khổ thọ và si thọ. Tóm lại ba thọ đều là khổ.
Thân vô ngã (vọng thân vì bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), tâm cũng vô ngã (là vọng tâm vì thọ, tưởng, hành và thức là không). Thân và tâm không phải là hai thực thể riêng biệt, độc lập và tách rời. Chúng luôn đi đôi, quan hệ liên đới chặt chẽ, đồng xuất phát từ một tạng thức u mê nhưng tài tình kỳ diệu.
Hàng ngày sáu căn tiếp xúc sáu trần, thọ khổ vui, tưởng yêu ghét, hành suy nghĩ và thức phân biệt. Ai cũng biết thọ chỉ là cảm giác nhân duyên sanh. Đã là cảm giác thì hẳn hư vọng. Nhân duyên sanh là trong chấp ngã (cho thân này là thật), ngoài chấp pháp (cho sáu trần là thật). Ví dụ: Mắt nhìn thấy một người thân thương, tâm vui (thọ lạc, vui vì gặp thuận cảnh, đưa đến ái ngã); Nhìn ra vườn thấy ai dẹp những chậu hoa cúc dễ thương của mình đi, bực bội (khổ thọ, vì chạm cảnh trái ý). Nhìn cảnh không buồn không vui (si thọ vì chấp có ta đang nhìn cảnh ấy). Nếu vui từ tâm ra thì sao không thường vui, nếu vui từ cảnh ra thì can hệ gì đến ta, rõ ràng thọ trống rỗng hư vọng không thật thể. Hàng ngày sáu căn tiếp xúc sáu trần, nuôi dưỡng ba độc tham sân si. Các tổ có tuệ giác nên bình thản, gọi là xả thọ. Chúng sanh cho thọ là vui nên càng thọ càng tốt. Đức Phật dạy thọ thì khổ.
1) Hoại khổ: ta gọi vui (lạc thọ), Phật gọi là hoại khổ vì vạn pháp tánh chất vô thường, quá khứ đã qua, hiện tại đang mất, thấy vui chỉ là do pháp trần lạc tạ ảnh tử.2) Khổ khổ: ta gọi khổ (khổ thọ), Phật gọi khổ khổ vì thân sanh già bịnh chết đã khổ còn thọ thêm cảnh khổ bên ngoài.3) Hành khổ: ta gọi bình thường, không khổ không vui (si thọ), Phật gọi là hành khổ vì si mê cho căn trần là thật, chấp ngã chấp pháp càng huân càng dày thì quyết định chỉ đi đến tam đồ khổ báo, thế nên cả ba thọ đều khổ.
Thọ khổ là khổ, vì tăng trưởng sân não.Còn bình thường huân tập ngu si không tuệ, nên thọ si là khổ.Còn vui thì tăng trưởng lòng tham, lún sâu vào biển vô minh, khó nghĩ tới sự ngóc đầu ra, nên lạc thọ là khổ.
Dòng sông là những giọt nước đang xê dịch. Thân thể ta là một dòng sông. Vô biên tế bào đang chuyển biến. Tâm ta cũng là một dòng sông. Các cảm thọ sanh diệt, diệt sanh không ngừng, theo sự hoạt động của sáu giác quan. Cảm thọ vui đưa đến tham luyến, khổ đưa đến chán bỏ. Mỗi cảm thọ đều kích thích tham và sân nổi dậy. Nay chánh niệm thì tình trạng bắt đầu thay đổi. Cảm thọ được diễn biến chiếu soi dưới ánh sáng của ý thức. Chánh niệm không nhận nó là ta nữa, không nói tôi ưa thứ này, tôi chịu thứ kia, tôi vui, tôi khổ.Kết quả đầu tiên là khôi phục lại chủ quyền, do đây cảm thọ đã mất đi ma lực của nó. Kết quả thứ hai là thấy được nguồn gốc của nó là vô minh. Do chấp ngã, chấp pháp mà có cảm thọ. Kết quả thứ ba là biết tự tánh nó hư vọng, không có bản chất, chỉ là những cảm giác sanh và diệt theo nhân duyên. Có khi tu tập cả chục năm qua rồi mình vẫn chưa vô được những ý nghĩa này. Xin hãy suy nghĩ.
Cả ngày gắt gỏng cau có do nguyên nhân vì thức khuya, thiếu ngủ, đây là cảm thọ khổ gốc từ sinh lý. Bị một người bạn hiểu lầm, bực tức, thọ khổ, đây gốc là từ tâm lý. Đi về thấy ai bày trong phòng mình rác bẩn, đồ đạc lộn xộn bừa bãi, phát cáu, đây là thọ khổ vì vật lý. Được khen ta vui, quán chiếu, khám phá ra căn bản thọ vui là từ ngã ái và lạc thọ này đưa đến ảo tưởng. Có tỉnh ra mới tránh được những tự hào, tự mãn vô ích. Một khi lạc thọ ảo hoá tan biến nhường chỗ cho những niềm vui lành mạnh có tác dụng nuôi dưỡng giác ngộ, trưởng dưỡng thánh thai, thế nên cảm thọ rõ ràng bất định. Khổ vui tùy theo bản chất mọi người.
Bởi vậy, Phật dạy vẽ minh họa sự xúc thọ như người bị mũi tên độc bắn vào mắt. Nếu người khôn thì rút ra rồi, nhưng chúng ta cứ cắm mũi tên ấy tự đâm vào mình từ sáng đến chiều, ngày này sang ngày khác cho nát thây ra, nếu có ai hỏi thì rút ra đâm vào người khác nữa. Ví dụ có người nói vu oan cho ta, tức là bị một mũi tên đâm vào mắt, vào tim. Chúng ta đâu có chịu quên lời nói trái tai ấy đâu. Mỗi lần nhớ là một lần đâm sâu vào mắt. Chưa đủ, ta lại điện thoại hay email cho người ở Sa Đéc, Cà Mau… rồi Ấn độ, Hoa kỳ… kể nỗi oan khổ của mình cho người khác nghe, thế là đưa tiếp những mũi tên khác đâm vào mắt người khác. Cứ thế mỗi ngày chuyển không biết mũi tên đi để tự đâm vào mắt người mà không biết lời thị phi đó chỉ là trò chơi của động và tĩnh, là làn sóng âm ba, là cái không có. Chỉ bậc thánh nhân xả thọ mới an ổn tinh thần, tìm được sự thanh thản mát mẻ. Một thiền sư nói rằng:
“Thị phi rơi rụng như hoa sớm
Để lòng lạnh băng với gió sương.”
Hàng ngày quán chiếu thân, tâm và cảnh đều giả nên an định tinh thần. Nhiều mũi tên có bay đến, nhưng cả các thánh nhân không nhận và không giữ, thế là chúng tự gẫy và rụng xuống như hoa rơi. Nếu không thế thì dù xuất gia vẫn sâu kết phiền não, gồng gánh trọn đời.
“Kẻ hơn mua oán,
Thua ngủ không yên,
Hơn thua đều xả,
Tự tại bình an.” [31]
Yêu tương tư là mũi tên cắm phập sâu nhất.
“Thương em mười kiếp vẫn chờ
Trăm ngàn năm nữa vẫn thương em mà”.
Vì đưa đến tham đắm, dấn vào biển vô minh, cho nên đời đời, kiếp kiếp ràng buộc gặp nhau hoài. Mỗi tên này nhiều vị độc, mũi tên tình ái. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Có ba loại người không sợ trời sập là kẻ điên, kẻ say và người đang yêu” vì những kẻ này bị tên cắm quá sâu, đắm nhiễm mà không màng gì đến sự nguy hại xung quanh. Tứ Niệm Xứ là kiện tướng để hàng phục vọng tưởng hay thọ tưởng ái nhiễm này. Chúng ta từ nhiều kiếp quay cuồng chỉ vì bốn đảo:
1) Thân bất tịnh mà cứ quý chuộng mê say cho là nơi nương tựa;
2) Thọ thì khổ mà cứ khao khát, những mong càng được nhiều càng hay;
3) Tâm vô thường, vọng tưởng mà cứ tin chắc là một phiến thủy chung sáng suốt;
4) Pháp không thật mà cứ cho nội sáu căn, ngoại sáu trần, chặng giữa là sáu thức là thật.
Quán chiếu thuần thục mới không nô lệ sáu trần, khôi phục lại quyền tự do độc lập.Tứ niệm xứ dạy chúng ta dùng hơi thở quán chiếu sự có mặt của khổ vui, của tình cảm ái nhiễm, rồi từ từ điều phục. Hơi thở nhẹ nhàng an tịnh dần dần. Thân tâm nhẹ nhàng an tịnh dần dần. Cứ như thế chúng ta an tịnh hoá cả ba thọ, ba tưởng. Chánh kiến thấy rõ nguồn gốc, bản chất và hậu quả của những cảm thọ khổ vui nên giải thoát được sự khống chế của nó. Đối trị thọ với chánh niệm không nhận là mình. Biết nguồn gốc thọ là vô minh, tánh nó là hư vọng. Quang trạch được khu rừng năm ấm sẽ được hưởng bình an, thong thả đi trong đời không bị dính mắc, là con đường Niết Bàn. Hãy quán có thọ thì có khổ. Có lãnh thọ nhiều thì khổ nhiều. Có lãnh thọ ít thì khổ ít. Đức Phật dạy như nhiên để nó đến rồi đi, thọ mà không thọ.
8. ÁI
Như người say rượu, đã uống mấy chai rồi, say lỉ bỉ, mấy chai không nằm nghiêng ngả lăn dưới đất. Trên bàn một chai để sẵn sắp sửa uống và còn mấy chai nữa sắp hàng chờ đợi. Ý nghĩa bức tranh này cho ta biết khát khao thọ cảm vẫn vô tận trong lòng muôn thú, trong lòng chúng ta, quá khứ cũng thọ ái dục, hiện tại vẫn thọ và mãi đến vị lai. Ái dục ngọt ngào khiến càng say sưa đắm đuối mất chánh kiến.
Tri giác khởi liền sau thọ. Yêu thích tham luyến tiếp liền sau thọ vui. Ghét bỏ xa lánh tiếp liền khổ thọ. Do đó, hết yêu đến ghét, hết ghét lại yêu, cứ vậy triền miên niệm niệm vọng tưởng. Thật ra tưởng tức không, vì rời đối tượng hiện tại và các pháp trần nhớ về quá khứ, vị lai, tưởng quả tình không có, chỉ đối duyên tạm có, duyên diệt ảo tưởng liền tan.
Ngài Quán Tự Tại bồ tát thấy nghe hay biết đủ thứ, không bị che mờ, không bị chi phối. Tất cả hay dở, lành dữ đều bay qua như gió thoảng, như hư không. Được như vậy nên hết khổ. Lời nói là thứ hư vọng, chỉ là trò chơi động tĩnh, trò chơi của khí hơi, do không khí chuyển động (làn sóng âm ba) mà thính giác thần kinh tự biến ra âm thanh để phân biệt. Trí tuệ Bát Nhã biết lời nói là gió thoảng nên không bận lòng. Không ôm không khí chuyển động đó để suy nghĩ rồi sinh oán ghét hay thương yêu.
Thực hành sâu xa Bát Nhã không có nghĩa là chìm nghỉm trong đó mà là tự tại không gián đoạn. Tâm an định một phiến. Tưởng uẩn không lúc nào bị chi phối. Thế là hết khổ. Chúng ta khi đang quán thì tưởng uẩn trừng lặng. Nhưng khi xúc sự vẫn nhận vọng tưởng là mình. Thế là thực hành Bát Nhã chưa sâu nên hễ đụng chuyện liền khổ. “Ái bất nhiễm bất sanh ta bà” vì nhân ái nhiễm nên chúng ta hiện diện ở đây. Vì thế, Đức Phật dạy ở khoen xúc rằng sự xúc chạm của nam nữ là nguồn chảy thành biển trầm luân sanh tử thế gian. Loại tình cảm được đề cập đến nhiều nhất trong các tác phẩm nhân loại đó là tình yêu nam nữ. Đây là loại tình cảm mãnh liệt hơn các loại tình cảm khác bởi vì nó liên quan đến bản năng sâu kín của con người. Con người luôn muốn chiếm đoạt về mình mẫu người có thể đem lại hạnh phúc cho mình. Đây là tâm lý vị kỷ và tình nam nữ có sự thôi thúc âm thầm của hoạt động tình dục, một loại hoạt động gây khoái cảm xác thịt rõ rệt nhất là duyên hệ lụy ràng buộc của nhiều đời, là nguồn máy để tạo ra bánh xe luân hồi quay chuyển. Nếu không có thiện căn thâm sâu, không nguyện lực kiên cố, không có thiện tri thức hỗ trợ thì tăng cũng như tục khó thoát khỏi lưới ái nhiễm này.
Nhìn sâu vào thì tình yêu cũng chỉ là bản chất ích kỷ tăng thêm ngã ái, ngã luyến; người thương mình nên mình thương lại và đây cũng là sự hưởng thụ của bản năng con người. Chính bản năng thích hưởng thụ đã thúc đẩy nam nữ tìm đến nhau, và ngược lại nó cũng thúc đẩy họ làm khổ lẫn nhau (biết bao nhiêu vợ chồng gây gỗ, đánh đập, li dị, ngoại tình; nhưng ngược lại cũng có những cặp có tình thương chân chính của sự hy sinh, độ lượng, vị tha… thì tình yêu đó có thể bớt đi màu sắc bi quan của bản năng ích kỷ). Mặt trái của ái, yêu là ố, là ghét. Yêu ham điều này, chán ghét điều khác, nên thọ duyên ái ố. Ca dao Việt Nam có câu:
“Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.”
Hay:
“Thuơng nhau trái ấu cũng tròn
Ghét nhau bồ hòn cũng méo.”
Yêu cũng nhớ mà ghét càng nhớ hơn. Tâm vướng mắc dù thân không có cạnh nhau nhưng vẫn mang nỗi không ưa trong lòng. Ràng buộc khổ não đâu có chịu xả ra mà càng nhớ thì càng si mê. Càng mê càng khổ, càng khổ càng mê. Cứ thế đi đến vô cùng. Chúng ta có hai câu thơ:
“Vũ vô kềm tỏa năng lưu khách,
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.”
Mưa không có kềm dây nhưng có khả năng lưu giữ bước chân khách. Mỹ sắc không phải sóng ba đào nhưng có thể dìm chìm kẻ anh hùng hào kiệt. Đây là sức mạnh của ái tình và lòng ái nhiễm.
Kinh Pháp cú có rất nhiều lời dạy của Đức Phật về lòng ái nhiễm như:
“Dòng ái dục chảy khắp,
Như dây leo mọc tràn,
Thấy dây leo vừa sanh,
Dùng kiếm tuệ đoạn gốc.” [32]
“Ai sống trong đời này,
Ái dục được hàng phục,
Sầu khổ tự tiêu dần,
Như nước giọt lá sen.” [33]
“Biết thân như bọt nổi,
Giác thân to huyễn hóa,
Bẻ mũi tên ma ái,
Vượt tầm mắt tử thần.”[34]
“Người nhặt hoa dục lạc,
Tâm ái nhiễm mê cuồng,
Đắm say trong dục vọng,
Bị nô lệ tử thần.” [35]
“Do vậy chớ yêu ai,
Ái biệt ly là khổ,
Những ai không yêu ghét,
Không có thể buộc ràng.” [36]
“Luyến ái sinh ưu tư,
Luyến ái sinh sợ hãi,
Ai giải thoát luyến ái,
Không ưu không sợ hãi.” [37]
“Tham ái sinh ưu tư,
Tham ái sinh sợ hãi,
Ai giải thoát tham ái,
Không ưu không sợ hãi”. [38]
Trong Tương Ưng: “Từ vô thủy luân hồi, này các Tỳ Kheo, không dễ gì tìm được chúng sanh trong thế gian này lại không lần nào làm cha hay làm mẹ.”
Tuần báo News Week ra ngày 03 tháng 11 năm 2003, Robert J. Samaelson, một kinh tế gia nổi tiếng nói: “Thường những người trẻ thì muốn già hơn, còn người già thì muốn trẻ hơn. Đây chẳng qua chỉ là một đoạn đường trong nỗ lực kiếm tìm hạnh phúc thiên thu bất tận của con người”.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy rất rõ về giới dục nhiễm [39] này:“Nếu chúng sanh lục đạo các thế giới, cái tâm không ái nhiễm, dục vọng không theo dòng sanh tử tiếp tục. Nếu tu theo pháp tam muội cốt để ra khỏi trần lao, nếu không trừ lòng ái nhiễm thì ra khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ lòng ái nhiễm thì không ra khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí thiền thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ lòng ái nhiễm thì cũng lạc vào ma đạo. Hạng trên thành ma vương, giữa thành ma dân, dưới thành ma nữ. Các bọn ma này cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô thượng.
Sau khi Như Lai diệt độ, trong thế gian có nhiều loại ma này, giả làm thiện tri thức, khiến các chúng sanh sa vào hầm ái kiến, bỏ mất con đường bồ đề. A-nan, nếu ông dạy chúng sanh tu pháp tam-ma-đề trước hết phải đoạn dục vọng trong tự tâm. Ấy gọi là lời dạy rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ nhất của các đức Như Lai, Phật, Thế Tôn. Thế nên A-nan, nếu không đoạn lòng ái nhiễm, tà hạnh mà tu thiền định thì cũng như nấu cát, nấu đá mà muốn thành cơm. Dẫu trải qua trăm ngàn kiếp cũng chỉ gọi là cát nóng, đá nóng. Vì cớ sao? Vì đó là giống cát, giống đá, không phải là bản nhân của cơm vậy.
Ông đem thân tâm cầu diệu quả của Phật, dầu được diệu ngộ cũng chỉ là gốc dục vọng, cỗi gốc đã thành dâm thì phải trôi lăn trong tam đồ, chắc không ra khỏi, còn đường nào tu chứng niết bàn. Chắc phải khiến cho thân tâm đều đoạn hết giống ái nhiễm cho đến tính đoạn cũng không còn nữa thì mới trông mong chứng quả bồ đề của Phật. Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Đức Phật. Không như lời nói đó, tức là lời nói của ma Ba tuần.” Ma ba tuần là ma ở trên cõi trời dục giới hay phá hoại bậc tu hành bằng hình thức hiện mỹ nữ hay dùng danh lợi để lung lay chí nguyện người tu hành.
9. THỦ
Tâm đã có thủ chấp, yêu ghét đã quyết định thì hăng hái tạo nghiệp, nên Phật dạy vẽ một người đang cố vươn mình lên để hái trái (có thể quả độc hay lành), không biết xả đi để tìm an vui tinh thần. Bởi lòng tham ái càng ngày càng thấm, càng nhiều nên bôn ba theo đuổi tìm kiếm khắp nơi, giáp xứ để tiến thủ lấy công việc làm ăn, ở và lo bảo thủ lấy tên tuổi công danh, sự nghiệp, người thương… nên nói ái duyên thủ. Hễ yêu muốn sự chi thì nó chuyền leo đến để bám giữ. Ái và thủ thuộc hoặc.
Con người là năm thủ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) nghĩa là có thói quen tự cột chặt vào năm uẩn. Bao nhiêu tập khí vô minh đều nhận là tôi: thân tôi, tôi khổ, tôi vui, tôi ưa thích, tôi nóng tánh… nên cứ bị kích thích, tạo nghiệp. Gốc khổ không phải ở năm uẩn mà ở chỗ cứ vơ lấy năm uẩn nhận là mình. Nếu giác tỉnh, bình tĩnh, sáng suốt, không thủ chấp thì năm thứ mê này sẽ tan dần. Muốn tỉnh giác phải vâng theo lời Phật, tu các pháp quán: sắc ấm là kiên cố vọng tưởng, thọ ấm là hư minh vọng tưởng, tưởng là dung thông vọng tưởng, hành ấm là u uẩn vọng tưởng và thức ấm là vi tế tinh tưởng.
10. HỮU
Hễ có thủ chấp liền tạo nghiệp nên vẽ một thiếu phụ mang thai (tạo nghiệp là gieo vào tạng thức một cái nhân để ngày mai có quả báo trong sáu nẽo luân hồi, như cái thai là nhân sau này có hài nhi).Giữ năm giới là nhân sanh về cõi người. 10 thiện là lên cõi trời. Có thêm thiền định thì lên sắc và vô sắc giới. Tất cả những hành vi thiện lành mà không có trí tuệ Bát Nhã soi sáng, đều có một năng lực tiềm ẩn để trổ quả trong tương lai, kéo dài hành trình sanh tử, nghĩa là khi chúng ta làm một Phật sự hay phước thiện gì mà không quán tam luân không tịch (ta không, người không và sự bố thí là không) hay quán đây diệu dụng để trang nghiêm biển phước bồ đề mà thường chúng ta muốn hưởng quả của việc thí đó, thì chúng ta sẽ được quả, do đó chúng ta cứ đi lên để hưởng phước thiện ở cõi trời, người và a-tu-la, nhưng cũng có khi đi xuống để đền nợ, trả oán, chịu quả ở cõi địa ngục, ngạ quỷ và bàng sanh, do đó bánh xe luân hồi lăn hoài từ vô thủy (không chỗ bắt đầu) mà không gián đoạn đến vô chung (không chỗ kết thúc).
10. SANH
Vẽ đứa trẻ sơ sanh từ bụng mẹ sanh ra. Đã có thân hình ắt có sợ hãi, có già bịnh. Đây là một ổ phiền não. Đây là nguồn gốc của tất cả khổ đau. Vũ trụ là một cơ thể sống thống nhất với nhau, trong đó mọi vật thể đều dường như có một sức sống thầm kín ẩn dấu bên trong dù đó là chất hữu cơ hay vô cơ (hữu tình hay vô tình).
Tất cả đều theo quy trình sanh, trụ, dị và diệt. Ngay cả sự hủy diệt của một hành tinh, cũng chỉ là sự sinh hoá kế tiếp theo sau của vũ trụ. Ngay cả một chiếc lá vàng rơi rụng, một gốc cây khô già cỗi, một bô lão nằm xuống… cũng không nằm ngoài tiến trình sống của nhân loại và vạn hữu. Tất cả đều sống và đều sinh hoá vô tận.
Krishna Murti, nhà văn và triết gia Ấn độ đã nói rằng: “Sáng nay hoa lá vĩnh viễn, vượt thời gian và tư tưởng, bao dung tình yêu và niềm vui… Hoa sẽ chết đi chiều nay, nhưng ẩn tàng sự sống. Cánh hoa nào cũng chết, nhưng chết trong sự sống. Cánh hoa nào cũng sẽ rơi nhưng rơi trong sự sanh khởi…” Trong vòng quay của hữu tình và vô tình, sự sống được biểu hiện rõ nét nhất nơi đời sống của sinh vật qua quá trình giao phối của hai giao tử đực và cái, nam và nữ, cha và mẹ để cho ra đời những giống con tiếp tục duy trì chủng loại đó gọi là sanh.
Nếu định nghiệp sắp làm con trai thì trung ấm thân dấy niệm thương mẹ, nếu là con gái thì dấy niệm thương cha. Nhơn lòng yêu làm hạt giống, nạp tưởng điên đảo nên thai để gá vào mẹ. Khi thần thức hoan hỉ với lúc cha mẹ giao hợp, ba hơi nóng hay điểm này (cha, mẹ, trung ấm) này nhập cục với nhau như một điểm hồ đặc ở trong tử cung. Thức ấy là tinh thần; tinh cha huyết mẹ là vật chất. Bấy giờ trong bào thai có ba nguyên tố:
1) Mạng sống có kỳ hạn của thai sanh;
2) Hơi ấm của ba lửa (cha, mẹ, thần thức lẫn giữa khối tinh huyết ấy kêu là nhất điểm chơn dương);
3) Thức: tánh biết, tánh Phật mà khi cuộc vào thân người thì gọi là thức Alaida. Khi đầu thai, thức này đến trước nhất, rồi lần hồi nảy sanh bảy thức kia.
11. LÃO, BỊNH VÀ TỬ
Chết là cái chắc chắn đến với mỗi chúng ta, nhưng khi nó đến vẫn mang cho chúng ta một nổi bàng hoàng, một sự đau buồn to lớn… nhưng dù thế nào đi nữa, nó cũng là một sự cảnh tỉnh chúng ta rằng mạng sống con người thật ngắn ngủi, không thể đoán trước được và thật mỏng manh. Chết là tiếng gọi chung từ tử thần, là một định nghiệp chung và là mẫu số chung cho tất cả chúng ta.
Chết nhắc cho chúng ta về bản chất phù du của mạng sống ngắn ngủi, khiến ta phải suy nghĩ lại về mình và khuyên chúng ta sống có ý nghĩa hơn, đừng lãng phí thời gian theo những theo đuổi tầm thường, theo những hoạt động vô tích sự, những lời nói sáo rỗng, những bảo thủ ngu dốt, những sở hữu vật chất tầm thường… vì những cái này kết cuộc chỉ gây đau khổ cho chúng ta.
Khi linh hồn chúng ta đi ra khỏi thế giới này thì những sở hữu, những thành tựu, những danh tốt, tiếng thơm đều trở thành vô dụng, chỉ có bản chất đạo đức con người mới có tồn tại… chỉ có tính chánh trực, lòng tốt, kiên nhẫn, trí tuệ và sự hy sinh hết lòng vì người khác là còn mãi. Hãy tu tập những phẩm tánh cao thượng này, thì cái chết đến sẽ là một sự ra đi nhẹ nhàng, là một sự hoàn thành lớn và không có gì để sợ hãi. Chết sẽ là sự hoan hỉ nên đánh vang tiếng trống, vui mừng vì ta đã hoàn thành nhiệm vụ. Sanh tử đã hết, gánh nặng đã đặt xuống, những việc cần làm đã làm xong. Không còn gì nữa.
Đức Phật dạy đối trị lòng tham ái xác thân bằng hạnh đầu đà và quán về cái chết (cửu tưởng quán). Tập thấy mình là một xác chết, một tử thi. Một cô gái trẻ đẹp đi qua kia chỉ là những bộ xương bọc thịt, phủ một lớp da, xức dầu thơm, bản chất là 32 thể trược đang chuẩn bị hoá dòi mủn nát trở về với cát bụi.
Niệm thân để đối kháng lại chỗ thấy biết rất sai của mình. Cháu đưa đám ông, con đưa đám cha. Cứ thế nối dòng đào hố vô thường, kiếp kiếp đời đời không thay đổi tri kiến, không thay đổi lối sống. Tập thấy cơ thể ta và người chỉ là những tập hợp vô thường đầy khốn khổ. Do đây giải thoát khỏi những hiểm nguy của tham ái.Nghĩ đến cái chết, đến sự hủy diệt, ta sẽ không quyến luyến cuộc đời. Do đó tâm được hoan hỉ và định tâm. Bởi biết sự vật đúng chân tướng của nó, ta không bị ràng buộc.
Nếu chúng ta không quán cái chết và tính tất nhiên của nó, chúng ta sẽ không có sự chuẩn bị, chúng ta sẽ trở nên mất chánh niệm khi cái chết đến, nhất là đối với người thân trong gia đình, bạn bè hay chính bản thân chúng ta. Vì vậy, hãy chuẩn bị hành trang tâm lý cho cái chết thanh bình. Nếu chúng ta để đời sống của chúng ta chạy theo vật chất thì chúng ta sẽ chết trong lo âu và tiếc nuối. Ngược lại, nếu chúng ta sống hết lòng phục vụ mọi người với tấm lòng từ bi thì chúng ta có thể chết với tâm an ổn, hạnh phúc. Thế nên phương pháp tốt nhất chuẩn bị cho sự chết là hãy sống một đời sống tận tụy phục vụ con người với trọn vẹn lòng yêu thương của mình.
Phần đông chúng ta bị nghiệp và các thứ cảm xúc ngăn che không cho thấy bản tánh. Những hành nghiệp tiếp tục trói buộc chúng ta vào vòng sanh tử không cùng tận. Bởi thế mọi sự đang bấp bênh, tùy thuộc cách ta đang sống, suy nghĩ ngay giờ phút này. Nếp sống hiện tại của ta có ảnh hưởng đến suốt kiếp vị lai. Đó là lý do cấp thiết khiến ta phải chuẩn bị con đường của mình với thái độ thông minh. Cần tránh thảm kịch quay tròn trong 12 nhân duyên khổ nhọc. Kiếp sống này là thời gian và nơi chốn duy nhất cho ta chuẩn bị. Ta chỉ có thể thực sự chuẩn bị bằng cách trở về chân tâm. Tổ Liên Hoa dạy: ‘Đời người ngắn ngủi, đâu có thời giờ để tâm lang thang. Cần thầy nghe quán tưởng không xao lãng để cầu giác ngộ. Có ba dụng cụ là văn, tư, tu có thể giúp chúng ta thấy được sự thật ta là ai và thể hiện niềm vui giải thoát gọi là trí vô ngã.’
Sống và chết là một chuyển tiếp. Đức Phật không can thiệp vào đường đi của nghiệp lực. Đức Phật chỉ giảng về cơ cấu và tác động của nó. Nguồn gốc của tái sanh là tham sân si. Mà tham sân si được vẽ trên nền xanh hư vọng nghĩa là huyễn hóa không có, vì thế nhà thiền gọi là không gốc:
“Vốn từ không gốc,
Từ không mà đến,
Lại từ không mà đi,
Ta vốn không đến đi,
Tử sanh làm gì lụy.”
(Thiền sư Như Trừng Lân Giác)
“Sanh từ chỗ nào đến?
Chết sẽ đi nơi nào,
Biết được chỗ đi đến,
Mới gọi người học đạo.”
(Thiền sư Hương Hải)
Đức Phật dạy chúng ta có năm pháp bất định là:
1. Mạng sống bất định: mạng sống là tuổi thọ, chất ấm, thức thứ tám duy trì mạng căn, là năm uẩn, là sáu căn, sáu thức hoạt động… Nó bất định vì chúng ta không biết khởi thủy của nó khi nào và chung cuộc khi nào. Nó không chủ thể, nó muốn không sinh hoạt nữa thì không sinh hoạt nữa gọi là mạng sống đã dừng.
2. Bịnh tật bất định: do vi khuẩn nhập và theo đạo Phật là tứ đại khi hoà, khi không hoà, khiến cho thân thể khi khoẻ, khi bịnh bất định.
3. Thời gian bất định: thời gian là sự biến dịch và vận hành thay đổi, ngày đêm sáng tối, quá khứ, hiện tại và vị lai không dừng và không định lại một chỗ. Thời gian như ngựa ruỗi. Trần thế như mây mờ. Đức phật biết tiết kiệm tối đa dù chỉ một phút, vì chết có thể đến bất cứ lúc nào. Đối với người hiểu đạo thì thời gian là phương thuốc nhiệm mầu để cảnh tỉnh vô thường, bồi dưỡng, tẩm bổ trí tuệ và kết quả hoa hương.
4. Chết bất định: muốn chết là chết không theo ý mình cho nên bất định. Có khi thật trẻ, có khi trung niên và có khi già mới chết. Có khi do bịnh mà chết, do tai nạn và có khi không có nguyên nhân gì cả cũng ngã lăn đùng ra chết. Chúng ta sanh một nơi, trú một nơi hay nhiều nơi và chết thường khó định là nơi nào? Có thể là núi rừng hoang vắng, cao nguyên lộng gió, đại lộ xe cộ, sông suối biển khơi, nơi chôn nhau cắt rốn, mồ mả tổ tiên, chùa chiền tự viện…Chết là sự gián đoạn một kiếp người, gián đoạn của một hơi thở mà hơi thở thì rất mỏng manh.
5. Nơi sanh bất định: đây là cảnh giới tái sanh bất định (chớ không phải bịnh viện chọn để sanh con), là cảnh giới hiện diện sau khi chết. Chết không phải là hết mà là một gian đoạn chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Con người chỉ rời bỏ thể xác này đến một cảnh gi���i khác.
Cứ thế mà làm nhân, làm quả quyện nhau khiến bánh xe quay liên tiếp không dứt. Trong vòng luân hồi cái chết và sống làm duyên cho nhau. Chết nơi này, sanh nơi khác, chúng sanh có mặt ở một nơi thì cùng một lúc cũng có một chúng sanh vắng mặt ở một nơi. Có khi chết sanh lại chỗ cũ cũng có. Muốn biết nghiệp tái sanh của mình hãy nhìn nghiệp hiện tại của mình. Mạng sống vốn bấp bênh, thân người luôn bịnh hoạn, thời giờ không ngừng bức bách, nơi chết lại vô chừng, chỗ tái sanh thì bất định. Hãy sống thu thúc giới hạnh và thanh tịnh.
13. SƠ ĐỒ 12 NHÂN DUYÊN
Trong 12 nhân duyên, cái nhân làm duyên cho quả. Quả làm nhân cho duyên, tạo thành xâu chuỗi luân hồi vô tận mà sự sống và chết từ thiên thu đã không ngừng tái diễn. Nếu chia theo nhân quả chuyền níu của quá khứ, hiện tại, tương lai và ‘hoặc-nghiệp-khổ’ thì vòng 12 nhân duyên được hiểu như sau:
Hai nhân -/ Vô minh: vọng hoặc che tối -> Hoặcquá khứ -/ Hành: vọng dấy nên ba nghiệp hiện hành chẳng dừng -> Nghiệp
Năm quả -/ Thức: hạt giống nghiệp phát sanh ra thức. Hiện tại Thức là biết đối cảnh để phân biệt
Nghiệp thức là nghiệp quả, một nghiệp -> Khổ-/ Danh sắc: thức tâm là danh. Năm căn là sắc-/ Lục nhập: sáu căn đều đủ. Tùy theo căn thì trần nhập vào căn nấy.-/ Xúc: căn nào đối trần nấy sanh xúc-/ Thọ: căn xúc trần thọ tốt xấu.
-> Bốn thứ này chỉ về sắc thân và sự cảm thọ của sắc thân trong sanh tử nên thuộc -> Khổ
Ba nhân -/ Ái: bởi lãnh thọ sanh áihiện tại -/ Thủ: vì tham ái đắm nhiễm, nên theo đuổi kiếm tìm kiếm.
-> là ��i nhiễm đắm trước nên thuộc về -> Hoặc
-/ Hữu: do theo dõi mong cầunên gây ra các nghiệp hữu lậu.
Hai quả -/ Sanh: Vì đã có nghiệp nhân tất phảivị lai với lấy cái thọ sanh đời sau
->đây là các hành của thân khẩu ý nên thuộc -> Nghiệp
-/ Già bịnh chết: đã có sanh thân tức chịu cái khổ của bịnh, lão tử.
-> đây là sự thọ quả trong sanh tử nên -> Khổ
12 nhân duyên tùy ý đoạn được một cái nào thì các cái kia đều tan rã.
Hễ nhân đã đoạn thì không còn hạt giống nữa. Hễ duyên đã đoạn thì không còn cảnh phụ trợ.
Đức Phật kết vòng 12 nhân duyên như sau:
“Hai pháp có thể biết và phải thông suốt là danh và sắc;Hai pháp có thể biết và phải tận trừ là vô minh và ái dục;Hai pháp có thể biết và phải thực tập là giới và định;Hai pháp có thể biết và phải chứng ngộ là giải thoát và trí tuệ”.
Nguồn: phatgiao.org.vn
26 notes · View notes
memory131 · 1 year ago
Text
Càng ngày càng thấy mình cô độc, mọi việc đều một mình làm, một mình hưởng thụ. Từ những nỗi buồn, niềm vui, đau đớn, tủi nhục đến cảm giác đạt được thứ gì mong muốn. Tại sao? Nhiều khi tự hỏi, sao mình lại đặt bản thân vào hoàn cảnh này. Cứ vui đi, chia sẻ đi và lạc quan lên, vui đâu chầu đấy hay quảng giao chẳng phải hay hơn à? Mọi người họ đều như thế, mà sao khó khăn với mình quá vậy. Sao quãng đời này mình cứ gặp những chuyện không hay, những tình huống chẳng ra gì và những con người không thể nào tệ hơn vậy?
Nhiều khi không thể hiểu nổi logic của chính mình, một con người quá sầu muộn và đa cảm. Cứ sống toan tính, ham vật chất như vài người khác thì đã sung sướng rồi, cứ khéo léo thảo mai như ai kia thì công việc, chuyện tình cảm đã khá hơn nhiều rồi. Chẳng hiểu sao mình không tư duy và hành động như những người khác? Kể cả họ như thế thì những người đó đều đã hạnh phúc, vui vẻ, sung túc rồi.
Đáng buồn thay, cuộc sống của mình xoay quanh những con người tủn mủn hoặc xấu tính hoặc kém cỏi hoặc sẽ tệ theo một cách nào đó khác. Nhiều khi, nghĩ về bố mẹ lại thấy thương, bởi mình quá khép kín, không thể hiện công khai những hành động yêu thương trong khi bố mẹ chỉ có mỗi đứa con với bao kì vọng mong chờ. Kỳ vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn. Thôi đừng kỳ vọng vào con nữa bố mẹ ạ, nhiều khi con thấy sợ vì những áp lực, mong muốn của gia đình. Bản thân con đã là một kẻ khác lạ với phần đông xã hội này, con không thể suy nghĩ và hành động như những người con bình thường khác. Những điều mà người con khác thể hiện với gia đình của họ, lại là điều hết sức khó khăn với con. Con không mong bố mẹ hiểu nhưng xin đừng đòi hỏi con những điều ấy, vì con không thể làm. Con cũng buồn lắm khi không đáp ứng được điều bố mẹ mong mỏi ở một người con.
Nhiều khi tự hỏi sao mình không gặp may như nhiều người khác? sao mình không thuận lợi, không được đón nhận những cơ hội tốt, không sớm gặp gỡ người phù hợp với mình? xong rồi nhìn lại bản thân, liệu mình có xứng đáng để đón nhận những "vận may" đó.
Chẳng có gì thay đổi hay có sự can thiệp của phép màu. Chỉ có 1 thứ duy nhất - đó là bản thân mình, là thái độ với mọi tình huống. Nếu mình thấy hạnh phúc thì sẽ là hạnh phúc, không phải là đánh lừa bản thân mà là sự thích ứng, sự hòa hợp giữa mong muốn cá nhân và điều kiện, hoàn cảnh thực tại.
Lúc này, mình thấy răng dù có muộn nhưng không gì là không thể. Nếu như người khác bám víu vào một ai đó (vợ, chồng, bố mẹ, gia đình) thì mình không phải là con người như thế. Đây là điểm khác biệt lớn nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc mình quyết định vận mệnh của bản thân. Với người khác, số mệnh họ may mắn thì với mình là số mệnh công bằng, làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu. Và nếu mình ko có may mắn thì mình có ý chí bản thân bù vào. Đâu phải ai trên đời này cũng thuận lợi đâu, và bản thân sự "may mắn" đã chứa đầy dự bấp bênh, lúc có lúc không, bất ngờ và không nằm trong dự định. Nếu mình chăm chỉ, có cố gắng thì những cơ hội sẽ mở ra và đương nhiên, lúc ấy may mắn sẽ xuất hiện cùng với những cơ hội. Một người thành công bằng chính sức mình bao giờ cũng hơn người thành công nhờ người khác.
Ngay lúc này, tự nhiên mình thấy bình thản lạ thường. Mình thấy cuộc sống bây giờ đúng là cuộc sống của mình, do mình lựa chọn, bạn bè cũng là người cùng tính cách với mình. Đột nhiên cảm thấy tình cảnh bây giờ giống của một người trẻ tuổi, khó khăn và mông lung, bất an và cần nhiều nỗ lực. Cái hay là mình còn rất nhiều điều để học và mỗi khi tiếp thu thêm cái mới mình lại tăng thêm phần hứng khởi. Mình thích trở thành người giỏi dang, độc lập, được xã hội công nhận và được chủ động trong công việc của mình. Và dường như mình đang đi trên con đường như thế.
Cuộc sống như bây giờ mới thú vị. Nhìn một cách tổng quan, tiền bạc không quyết định con người ta. Để biết mình có sống đúng nghĩa hay không, đó là cảm giác của bản thân khi trôi qua từng ngày, từng năm trong cuộc đời, có thăng có trầm, có thành tựu có sai lầm có cố gắng đổ mồ hôi, thì mới có ý nghĩa. Quan trọng là dù thất bại, vất vả, lâu dài hay vui sướng, thành tựu mình đều biết bản thân đang làm gì và mình thấy mình có tiến bộ, cảm thấy hạnh phúc. Phải cảm thấy hạnh phúc ngay cả trong thử thách và khổ cực. Phải tự mình đặt nền móng, bước từng bước đến với thành công, lúc đó thì mình mới xứng đáng là đang sống chứ không phải tồn tại.
Con người đa cảm này rất nhanh buồn tủi, nhưng cũng rất nhanh tích cực trở lại. Bản thân vốn hay buồn, sầu muộn, nhưng cuộc sống này khiến mình mạnh mẽ hơn, khóc rồi tự lau nước mắt, buồn rồi hết buồn, không dám ốm đau, không dám chia sẻ. Con người mình là vậy, dù có hơi lạc lõng với thế giới bên ngoài nhưng từng ngày mình đang dần hòa nhập, giống như một cá nhân bình thường sống giữa xã hội rộng lớn nhưng mang một cái tôi kì dị độc đáo đủ để không lẫn vào một ai.
32 notes · View notes
decemberwind · 2 months ago
Text
Tumblr media
[HẠN] NGUYỆT THỰC SONG NGƯ: KẾT THÚC ĐỂ BẮT ĐẦU HÀNH TRÌNH MỚI
🌕 Vào ngày 18/9/2024, chúng ta sẽ chứng kiến Nguyệt Thực ở 25° Song Ngư, đồng thời là Siêu Trăng tỏa rạng bầu trời. Nguyệt Thực sẽ mang đến những kết thúc mang tính định mệnh và bước ngoặt, hoàn tất một chu kỳ trong đời bạn, đưa bạn đến đúng nơi bạn cần phải đến.
Dưới ảnh hưởng của Nguyệt Thực bán phần lần này, những thay đổi sẽ có tính chất nhẹ nhàng hơn so với Nguyệt thực toàn phần, nhưng vẫn đủ quan trọng để mang đến sự chuyển hóa sâu sắc. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái, nhưng bây giờ chính là thời điểm để buông bỏ. Đây không chỉ là kết thúc, mà còn là khởi đầu cho một hành trình mới cho sự phát triển của linh hồn bạn.
Song Ngư nhắc nhở vũ trụ luôn có kế hoạch cho mỗi người trong chúng ta. Dù con đường có lắm chông gai, thì sự buông bỏ và chấp nhận sẽ là chìa khóa dẫn dắt bạn đến sự chữa lành và hoàn thiện bản thân.
🌕 Nguyệt thực Song Ngư lần này sẽ là khởi đầu cho kì Nguyệt - Nhật thực trên trục Song Ngư - Xử Nữ kéo dài đến năm 2027. Qua chuỗi biến đổi lớn này, bạn sẽ có sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực sức khỏe (thể chất/tinh thần), phụng sự và cống hiến.
Lần gần nhất chúng ta trải nghiệm kỳ Nguyệt - Nhật thực trên trục Xử Nữ – Song Ngư là vào khoảng tháng 11/2015 đến tháng 5/2017. Bạn hãy chiêm nghiệm lại khoảng thời gian đó để xem những chủ đề nào đã xuất hiện, chúng có thể sắp tiếp diễn với mức phát triển cao hơn.
🌕 Nguyệt thực trùng tụ sao Hải Vương sẽ khiến bạn cảm nhận rõ ràng sức mạnh của trực giác, dẫn dắt bạn đi sâu hơn vào tiềm thức và thấu hiểu những bí ẩn của tâm hồn mình. Tuy nhiên, sao Hải Vương cũng có thể tạo ra sự nhầm lẫn hoặc lạc hướng, khi ranh giới giữa thực tế và ảo tưởng bị mờ nhạt. Đây là thời điểm bạn cần lắng nghe chính mình và phân biệt rõ ràng giữa những giấc mơ chân thật và những ảo ảnh.
Góc vuông giữa Nguyệt thực và sao Thiên Vương có thể mang đến những sự kiện bất ngờ và đột ngột. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy bối rối bất an, nhưng đồng thời hứa hẹn mở ra những đột phá sáng tạo. Bạn được khuyến khích chấp nhận sự thay đổi và tìm ra những con đường mới, đặc biệt khi hành trình cũ đang khép lại.
🌕 Để hòa mình vào năng lượng của Nguyệt Thực Song Ngư 18/9, bạn có thể thực hiện một số NGHI LỄ sau từ ngày 16/9 - 20/9 nhé:
✔️ Thiền định, cầu nguyện: Dành thời gian để kết nối với tâm hồn mình, lắng nghe những điều trực giác mách bảo.
✔️ Viết nhật ký: Ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc và những gì bạn muốn giải phóng khỏi cuộc sống của mình. Một số câu khẳng định mà bạn có thể viết ra trong thời gian này: "Tôi biết rằng những thay đổi dưới ánh sáng Nguyệt thực Song Ngư sẽ mở ra chương mới trong cuộc sống. Tôi chấp nhận rằng mọi điều xảy ra đều có lý do và mục đích cao cả. Tôi sẽ đón nhận mọi thử thách với lòng biết ơn. Nguyện cho tôi và mọi người đều tìm thấy sự thanh thản và hướng dẫn từ giọng nói bên trong."
✔️ Thả lỏng và buông bỏ: Dưới ánh sáng của Nguyệt Thực, hãy thả đi những gì đã quá cũ kỹ, những nỗi đau, sự giận dữ và hối tiếc. Hãy tạo không gian để những điều mới mẻ có thể bén rễ trong cuộc sống của bạn.
✔️ Hoạt động thiện nguyện: Làm những hành động tử tế, chia sẻ và giúp đỡ người khác.
~#MãNhânNgư~
-----
🍀🍀🍀 Bạn muốn tìm hiểu Chiêm tinh một cách tiện lợi, hệ thống và nhân văn? Đừng bỏ lỡ lớp Chiêm tinh online cuối cùng của năm 2024 khai giảng vào 23/9 sắp tới nhé!
Đăng ký ngay: https://tinyurl.com/25wjsz33
-----
#Astrology #Chiemtinh #hocchiemtinh #huyenhoc #cunghoangdao
3 notes · View notes
dlheatcvc · 7 days ago
Text
Tạm Biệt Bụng Béo: Hướng Dẫn Tập Bụng Dưới Hiệu Quả Cho Nam
Bài tập bụng dưới cho nam đơn giản tại nhà. Bụng dưới là "kẻ thù" của nhiều chàng trai, khiến bạn mất tự tin và kém hấp dẫn. Tuy nhiên, với một chế độ tập luyện đúng cách và kiên trì, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một vùng bụng săn chắc, quyến rũ. Cùng DLHEAT tìm hiểu nhé!
Tumblr media
Tại sao tập trung vào bụng dưới?
Thẩm mỹ: Bụng dưới săn chắc giúp bạn tự tin hơn với vóc dáng của mình.
Sức khỏe: Cơ bụng dưới khỏe mạnh hỗ trợ tốt cho lưng và các hoạt động hàng ngày.
Các bài tập bụng dưới hiệu quả
Nâng chân (Leg Raises):
Nằm ngửa, hai tay đặt sát thân, lòng bàn tay úp xuống.
Nâng hai chân lên cao, giữ cho đầu gối hơi cong.
Hạ chân xuống gần chạm sàn rồi nâng lên lại.
Lưu ý: Giữ lưng dưới luôn áp sát sàn.
Tumblr media
Kéo gối về phía ngực (Bicycle Crunch):
Nằm ngửa, hai tay đặt sau đầu.
Nâng đầu và vai lên khỏi sàn, đồng thời đưa đầu gối trái về phía ngực phải và ngược lại.
Lưu ý: Giữ động tác chậm và kiểm soát.
[Hình ảnh minh họa bài tập kéo gối về phía ngực]
Plank:
Nằm sấp, chống hai khuỷu tay và mũi chân xuống sàn.
Giữ cơ thể thẳng hàng từ đầu đến gót chân.
Lưu ý: Siết chặt cơ bụng và giữ nguyên tư thế trong thời gian quy định.
[Hình ảnh minh họa bài tập Plank]
Scissors:
Nằm ngửa, hai tay đặt sát thân, nâng hai chân lên cao.
Động tác như kéo kéo kéo kéo kéo kéo.
Lưu ý: Giữ lưng dưới luôn áp sát sàn.
[Hình ảnh minh họa bài tập Scissors]
Russian Twist:
Ngồi trên sàn, hai chân hơi co, lưng nghiêng ra sau một góc 45 độ.
Hai tay đưa ra trước, giữ một quả tạ hoặc vật nặng.
Xoay người sang trái và sang phải.
Lưu ý: Giữ lưng thẳng và siết chặt cơ bụng.
[Hình ảnh minh họa bài tập Russian Twist]
Lưu ý khi tập luyện
Khởi động kỹ: Trước khi tập, hãy dành vài phút khởi động để làm ấm cơ thể.
Tư thế: Giữ đúng tư thế trong quá trình tập luyện để tránh chấn thương.
Hít thở: Hít thở đều đặn, kết hợp nhịp thở với động tác.
Kiên trì: Kết quả sẽ không đến ngay lập tức, hãy kiên trì tập luyện đều đặn.
Kết hợp với chế độ ăn uống: Bên cạnh tập luyện, bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để giảm mỡ bụng hiệu quả.
Lịch trình tập luyện gợi ý
Người mới bắt đầu: Mỗi bài tập thực hiện 3 set, mỗi set 10-15 lần. Tập 3-4 buổi/tuần.
Người đã có kinh nghiệm: Tăng số lượng set, số lần lặp lại và độ khó của bài tập.
Dinh dưỡng
Giảm chất béo: Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có ga.
Tăng cường protein: Ăn nhiều thịt nạc, cá, trứng, đậu...
Uống đủ nước: Giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa.
Kết luận
Để có một bụng dưới săn chắc, bạn cần kết hợp giữa việc tập luyện đều đặn, chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi đầy đủ. Hãy kiên trì và bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình!
3 notes · View notes
baosam1399 · 2 years ago
Text
〔Bài dịch số 1030〕 ngày 27.02.2023 :
Tumblr media
Thế Giới này rất ồn ào, hãy cứ là chính cậu nhé 
 Chương 1 : Cậu không cần phải trở thành bất cứ ai
 “Chiến đấu với con người cũng được, chiến đấu với vận mệnh cũng được. Lẽ nào ngược gió hướng về phía trước chẳng phải sẽ càng khiến con người nhiệt huyết sục sôi hơn ư?”
 Câu chuyện số 1 : Tôi cứ muốn miễn cưỡng đấy.
Tôi từng nói một câu thế này trong một đoạn video : “Khi giao đấu với cuộc sống, mỗi một nhát đâm sẽ tạo ra một thanh kiếm, chúng ta sẽ có tư cách tự trao vương miệng cho chính mình.”
Theo góc nhìn của tôi, cuộc sống là một trận game độc lập, không thể có nhiều người chơi. Tuy rằng chúng ta theo đuổi tình yêu, ỷ lại tình yêu, trân trọng tình yêu, nhưng so với việc dìu dắt nhau đi hết con đường trưởng thành, đơn phương độc mã một mình mới là điều bình thường, dựa vào bản thân mà đưa ra mỗi một quyết định mới là đời người.
18 tuổi, khi chỉ còn khoảng thời gian nửa năm nữa là tới kì Cao Khảo, tôi đã đưa ra 1 quyết định : Thi nghệ thuật, tới Bắc Kinh
Năm 2010, chị họ của tôi thi đậu vào Học viện điện ảnh Bắc Kinh khoa diễn xuất, ngày đi n��p hồ sơ, chị ấy đăng một dòng trạng thái lên vòng tròn bạn bè rằng : “Bắt đầu từ ngày hôm nay, tôi đã có chỗ nằm ở Bắc Kinh rồi”. Dưới dòng trạng thái đính kèm 2 bức ảnh, một tấm là 4 người con gái đang đứng ôm nhau dưới cổng trường Bắc Ảnh; tấm còn lại là một người con trai đang ôm 1 chiếc máy ảnh, người con gái cầm bảng quay phim. Nét mặt của mỗi một người đều không giấu được nét vui vẻ, nếu như dùng 1 câu nói để hình dung phần vui vẻ này, vậy thì chắc chính là --- Thanh Xuân của chúng ta, mang theo mọi khả năng vô hạn.
Lúc đó, tôi chưa từng tới Bắc Kinh. Hai chữ “Bắc Kinh” này đối với tôi sao mà xa xôi quá đỗi, nhưng những chàng trai, cô gái trong tấm ảnh ấy, và những kiêu ngạo tự tin được thể hiện trên nét mặt họ, tôi không cách nào quên nổi.
Khi nhìn thấy dòng trạng thái ấy của chị họ, tôi đang ngồi xe bus trên đường về nhà. Tôi của khi ấy là một cô gái không có cảm giác tồn tại trong trường, cũng là cô gái có chút tự ti kèm theo chút tầm thường chưa từng đem tới cho ba mẹ chút kì vọng thậm chí kiêu ngạo nào. Kiểu tầm thường này, khiến tôi không dám đi suy nghĩ bản thân liệu có thứ gì muốn theo đuổi hay không. Mỗi một khi người ta nói “Cô không được”. Tôi cũng chưa từng nghĩ tới việc phải phản kích sự phủ định ấy, trong lòng luôn thầm tự nhủ : “Không sao cả, cứ vậy đi.”
Nhưng hôm ấy, khi tôi ngồi trên xe bus và nhìn thấy dòng trạng thái ấy, tôi đã rất nghiêm túc mà hỏi bản thân rằng : “Thật sự là không sao ư?”
Con người nếu ở trong bóng tối quá lâu sẽ sinh ra mắc chứng sợ ánh sáng, nếu ở trong tuyết quá lâu sẽ sinh ra mắc chứng quáng tuyết. Khi chúng ta quen dần với một kiểu cuộc sống, thì sẽ sinh ra phản ứng bản năng sợ hãi với hai chữ “thay đổi”, có những khi thậm chí ngay cả chức năng sinh lý đều sẽ theo chúng ta cùng chống cự lại nó. Cho nên, khi suy nghĩ đi Bắc Kinh hiện lên trong đầu tôi, tôi thậm chí còn bị chính bản thân dọa cho sợ.
Đây là âm thanh của ai? Đây là ai đang ra quyết định? Sao cô ấy dám? Nhưng tôi cũng hiểu, khi đưa ra quyết định này, tiếng còi xung trận đã vang lên, ý nghĩ muốn đi Bắc Kinh học tập, cứ như vậy mọc rễ trong lòng tôi.
Nhưng cuộc sống rốt cuộc cũng không phải phim điện ảnh, một suy nghĩ xuất hiện cũng không thể trở thành sự khởi đầu của cuộc phản công.
Năm đầu tiên, tôi cổ vũ bản thân đi thi nghệ thuật, nhưng lại không lấy được kết quả như ý muốn, những trường học mà bản thân muốn đi có mấy trường đến thi đợt hai còn chưa kịp vào đã bị loại.
Năm ấy từ “bảng thông báo” là từ khiến tôi sợ hãi nhất. Nó có nghĩa là thất vọng, có nghĩa là lòng tự tin khó khăn lắm mới tìm lại được lại sụp đổ một lần nữa.
Sau vòng thi nghệ thuật không thể có được một thành tích khiến tôi hài lòng khiến cho chính bản thân mất đi động lực vào việc thi cao khảo. Chấp niệm đối với Bắc Kinh, khiến tôi đưa ra 1 quyết định ngay trước kì Cao Khảo một tháng. Cho nên sau khi trượt kì thi tuyển sinh đại học năm đầu tiên, tôi đã phải mau chóng “dọn dẹp” lại tâm trạng của mình để bắt đầu tiến bước. Đầy tham vọng muốn viết lên một câu chuyện đầy cảm hứng về một cô sinh viên trượt tuyển sinh và phản công lại để đạt tới lý tưởng của mình.
Vẻ bề ngoài của câu chuyện này cũng không tồi : Kì thi nghệ thuật năm thứ 2, tôi trúng tuyển chuyên ngành đạo diễn xếp thứ 7 Đại học truyền thông trung quốc (cuc). Chuyên ngành sản xuất phim và truyền hình xếp thứ 8 học viện sân khấu Thượng Hải. Học viện nghệ thuật Nam Kinh xếp thứ 13 chuyên ngành đạo diễn. Sở dĩ tới hiện tại vẫn còn có thể nhớ rõ ràng những xếp hạng này, là vì đối với tôi của năm ấy mà nói, đó là sự khẳng định tôi nhận được trong suốt mười mấy năm. Đây cũng là bước đầu xây dựng sự tự tin trong tôi, cầm lấy những tờ thành tích ấy, lòng tôi yên ổn hơn rất nhiều.
Trong quá trình điền vào tờ chuyên ngành, Trung Truyền, Hải Viện, Nam Nghệ, tất cả 3 trường đại học này đều thuộc phải nhập học sớm trước thời hạn, bất luận là lấy được bao nhiêu văn bằng, thường là trường học sẽ chỉ nhận những người nộp nguyện vọng đầu tiên và nhập học trước thời hạn. Bởi vì chấp niệm nói không rõ, nhìn không thấu này với Bắc Kinh, tôi đã từ bỏ hai học viện có yêu cầu thấp với môn văn hóa, rồi điền vào Trung Truyền. Cũng vì quyết tâm đi theo con đường nghệ thuật của bản thân, cho nên ngoại trừ phải nhập học trước thời hạn, tôi chưa điền vào bất kì trường tổng hợp nào khác. Cộng thêm việc lúc đó tôi nghiêm túc học lại, mấy lần thi thử đều phát huy kết quả không tồi, trong thâm tâm ít nhiều cũng có thêm mấy phần tự tin. Dẫu sao tôi đã xếp hạng tương đối cao trong kì thi ở Trung Truyền ngành đạo diễn, nếu như phát huy tốt ở kì Cao Khảo, tỉ lệ được tuyển chọn sẽ tương đối cao.
Nhưng liên quan đến câu chuyện Cao Khảo này, tôi hình như đã định sẵn là không có năng lực thay đổi vận mệnh. Có lẽ vì quá căng thẳng, có lẽ vì quá để tâm, có lẽ vì sức nặng của việc thi lại khiến tôi quá quan tâm tới việc được mất, thành tích cao khảo của tôi không đạt tới điểm sàn năm đó của Trung Truyền --- chỉ thiếu mất mấy điểm mà thôi.
 Tôi đã từng nghĩ tới rất nhiều những “khả năng” trong vô số những đêm tối : 
 “Nếu như khi ấy nguyện vọng đầu tiên mình lựa chọn vào hai học viện ấy, có phải mình sẽ thi đậu không?”
 “Nếu như mình không làm sai hai câu hỏi ấy, có phải mình sẽ thi đậu không?”
 “Nếu như không phải mình quá liều lĩnh, rõ ràng học lệch nghiêm trọng nhưng nhất quyết học lý, có phải mình sẽ thi đậu không?”
Tiếc là đời người trước nay không có nếu như. Buổi tối hôm biết được kết quả ấy, cả người tôi như mất đi cảm giác. Tôi không làm được, tôi lại thất bại lần nữa rồi, trở thành kẻ thất bại “Học lại một năm vẫn không thi đậu” trong mắt người khác. Lúc ấy có rất nhiều âm thanh vang vọng trong đầu : “Chấp nhận số phận đi, Phương Kỳ, có những khi con người nỗ lực cũng vô dụng thôi, thế giới này người tỏa sáng quá có hạn, có quá nhiều người bình phàm, mày phải chấp nhận sự tầm thường và bình thường của mày.”
 Nhưng tôi không can tâm, thật lòng không can tâm.
Tôi cực thích hình tượng Triệu Mẫn được Kim Dung đắp nặn trong 《Ỷ Thiên Đồ Long Kí》, ngày mà nàng ấy ngăn cấm hôn lễ giữa Chu Chỉ Nhược và Trương Vô Kỵ, tất cả anh hùng võ lâm đều khuyên nàng ấy dừng tay. “Chấp nhận hiện thực” không chỉ là vấn đề trong xã hội đương đại, trong lòng hiểu rõ rằng cái xã hội giang hồ nợ ân tình cũng sẽ đi đôi với hai chữ trả thù. Bạn có thể tưởng tượng áp lực mà Vô Kỵ sẽ phải chịu đựng nếu liều lĩnh hủy hôn không, nhưng quận chúa Mông Cổ chỉ mạnh mẽ mà nói ra một câu rằng : Ta cứ muốn miễn cưỡng đấy.
Chiến đấu với con người cũng được, chiến đấu với vận mệnh cũng được. Lẽ nào ngược gió hướng về phía trước chẳng phải sẽ càng khiến chúng ta nhiệt huyết sục sôi hơn ư? Cho dù tới một ngày tôi thật sự sẽ phải cúi đầu chấp nhận sự tầm thường của bản thân, nhưng đó cũng không nên là vào lúc tôi mới chỉ 18 19 tuổi. Cuộc đời của tôi chỉ vừa mới bắt đầu, thất bại vấp ngã chẳng qua cũng chỉ là vài bận mà thôi. Tôi vẫn còn nhiều năm tháng có thể dùng để thất bại như vậy, dùng để chịu tổn thương như vậy. Tôi chỉ sống một lần trong đời, tôi vẫn chưa sống thành dáng vẻ mà mình muốn trở thành, tại sao tôi lại phải chấp nhận số phận chứ? “Tôi cứ muốn miễn cưỡng đấy!”
Thế là, tuổi 18 19 chưa có gì trong tay ấy, tôi chuẩn bị bắt đầu sự phân tranh cao thấp với vận mệnh.
Bây giờ nghĩ lại, những tháng năm ấy, thật sảng khoái!
(Vũ Thu Hoài/baosam1399 dịch)
Câu chuyện trích từ sách Hy Vọng Là, Cậu Hãy Luôn Yêu Thương Bản Thân - Phương Kỳ
60 notes · View notes
tuyenmint · 9 months ago
Text
34 tuổi, đôi lúc nghĩ về số tuổi mình lại chợt giật mình. Từng đó năm mình đã sống như thế nào, tích luỹ được những gì, học hỏi được bao nhiêu, lớn lên được bao nhiêu
Ở độ tuổi này mình mới dần thấm được rằng trải nghiệm sẽ giúp mình trưởng thành, bước chân ra khỏi vùng an toàn sẽ có được những gì. Có một câu mình hay nghe podcast nói rằng “muốn được sống nhiều hơn”.
Mình cũng mong muốn năm nay và cả những năm tháng sau này, mình sẽ sống được nhiều hơn. Không phải là mình muốn nhận được nhiều hơn từ cuộc sống. Mình muốn bản thân chủ động trong cuộc sống nhiều hơn, chủ động yêu thương, chủ động bảo vệ sức khoẻ, chủ động học hỏi kiến thức, chủ động tích luỹ tài chính, chủ động trải nghiệm, chủ động rèn giũa bản thân để nuôi dưỡng chính mình trở thành một phiên bản tốt hơn mỗi ngày.
Dù ngoại hình có hằn vết của thời gian, mình vẫn luôn trân trọng những vết hằn trong trí óc và tâm hồn. Mỗi bài học, mỗi kiến thúc, mỗi trải nghiệm, cuộc sống lặng lẽ từng ngày dạy mình bản lĩnh, trí tuệ và tình thương.
Số tuổi đúng là một con số, ai cũng hình dung đường đời mình kéo dài đến năm trăm tuổi. Nhìn lại ông cha vẫn luôn dạy cuộc đời vô thường, cuộc sống luôn lặng lẽ dạy mình bài học này. Sẽ có những ngày tháng mình bỏ bê chính mình, xoay vòng với mớ bòng bong của tham sân si ảo tưởng hư danh, mình quên mất sống là như thế nào. Lúc đó mình thở ra và hít vào những ảo tưởng được dựng lên bởi tâm trí mê muội, lầm lạc. Có người chợt tỉnh, có người ngủ vùi, có người lơ lửng không lối ra.
Đúng là xung quanh mình hiện tại, nói đúng hơn là vòng tròn xung quanh mình, có thể nói là cái giếng của mình, những thứ mình nghe, những thứ mình xem, tất cả đang hướng ra phía ngoài. Mình nhận ra mạng xã hội nguy hiểm, nó có khả năng thôi miên, huấn luyện trí óc và cảm xúc của người xem. Một kiểu như huấn luyện thú cưng vậy, những nội dung giải trí ngắn hạn và độc hại lặp lại với tần suất cao và thường xuyên, lướt kiểu gì rồi cũng va vào. Tốt nhất là tránh xa những thứ làm mình trở nên bị động, làm mình vô thức hành động, làm não mình tạm ngưng nhận thức. Trong lúc mình nằm lướt tiktok là lúc não không phòng vệ, cái sự an tĩnh của nằm và xem và cười vu vơ, mình đã vô tình bị tiếp thu những thông tin vô bổ vào bộ não. Tại sao mình không để dành sự an tĩnh này để tiếp thu những kiến thức có ích, làm những việc có ích, hay đơn thuần là để cơ thể và tâm trí thực sự được nghỉ ngơi.
Trong đạo Phật hay nói về sự quan trọng của hơi thở, hơi thở là khởi nguồn của sự sống và cũng chính là điểm dừng của sự sống. Bình thường mình hay quan tâm để ý xem người xung quanh đang nói gì về mình, nghĩ gì về mình, đánh giá mình thế nào, có công nhận việc mình làm không. Cùng lúc đó, ở một hoàn cảnh khác, có người đang giành giật sự sống với tử thần, có người đang chạy vay tiền khắp nơi để kéo dài một sự sống, có người đang lạnh đói ngả gục ven đường…lúc đó thì xung quanh có nghĩa lý gì, bộ quần áo mới, kiểu tóc mới, những đồn đoán, thị phi, ngoại hình, nhan sắc, ghen tuông, đố kỵ có nghĩa lý gì khi bản thân đang cố gắng neo giữ từng hơi thở.
Nghĩ vậy mình càng thấy trân trọng mỗi lúc cuộc sống cho phép mình được thảnh thơi thở :))) thảnh thơi đến nổi quên luôn là mình còn được thở, cứ lo mải miết quan tâm suy tư chuyện thiên hạ. Còn điều gì quý giá hơn là chuyện mình vẫn còn được hiện diện ở hiện tại này và thảnh thơi thở.
Mất hơi thở mới thực sự là dấu lặng, lặng lẽ chấm dứt đời sống này. Mình không nói là dấu chấm hết, vì là bao nhiêu thứ mình đã tạo ra và để lại vết tích hằn lên đời sống này. Một dấu lặng của sự kết thúc một chặng đường đời, trong sự hoàn thành có cả những dở dang. Bao nhiu thị phi, sân hận, ganh đua, vội vã, tham vọng, chỉ trích, phê phán…cũng lặng lẽ hoà vào hư không. Mình tự hỏi mất hơi thở thì còn lại gì, mình mong muốn để lại những gì thực sự có giá trị và ý nghĩa.
#songnhieuhon #chudongsong #thanhthoitho #vethanthoigian
7 notes · View notes